Mặc dù trong thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tục thông tin về việc người dân sử dụng rượu trắng chứa methanol vượt quá giới hạn cho phép gây chết người, nhưng những lời cảnh báo trên vẫn chưa được nhiều người dân lưu tâm. Vào đầu tháng 7 vừa qua, tại xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, Gia Lai) tiếp tục lại có 2 người chết vị ngộ độc rượu.
Theo thông tin từ Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Gia Lai cho biết: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh ta đã xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.012 người mắc, trong đó có 8 người đã tử vong. Đặc biệt, số ca bị tử vong trên đều có liên quan đến việc sử dụng rượu trắng có chứa methanol vượt quá giới hạn cho phép. Theo quy định của Bộ Y tế thì hàm lượng methanol có trong rượu không được vượt quá 0,05%. Tuy nhiên các mẫu rượu thu được trong các vụ ngộ độc gây chết người vừa qua đều vượt quá 40% (hơn 800 lần so với quy định).
Kiểm tra kinh doanh rượu tại huyện Đak Đoa. Ảnh: N.G |
Trước đó, vào ngày 17-2-2010 tại làng Bông Lar, xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) đã xảy ra vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng làm 4 người bị tử vong. Vào ngày 1-6-2010, tại làng Sơ Rơn, xã Chư Krei (huyện Kông Chro) cũng đã xảy ra vụ ngộ độc rượu làm 2 người chết. Được biết, trong 2 vụ ngộ độc trên, những người bị ngộ độc và chết đều do sử dụng rượu trắng chứa methanol vượt giới hạn cho phép. Riêng vụ ngộ độc làm 2 người chết tại xã Chư Krei, qua phân tích mẫu rượu được sử dụng đã phát hiện lượng methanol chứa trong rượu chiếm 42%, tức vượt 840 lần cho phép.
Theo thống kê của Chi cục ATVSTP tỉnh Gia Lai: Hiện nay trên địa bàn Gia Lai có trên 5.000 cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên chỉ có gần 800 cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. |
Đặc biệt các trường hợp tử vong đều do cùng một nguyên nhân là sử dụng rượu trắng có chứa methanol vượt cao hàng trăm lần so với quy định. Cũng theo ông Thắng: Thời gian qua dù các cơ sở kinh doanh đã ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh trong các khâu chế biến, sản xuất nhưng vẫn còn nhiều cơ sở chưa chấp hành tốt các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều cơ sở chạy theo lợi nhuận và nhận thức kém nên đã tạo ra những sản phẩm, thực phẩm không đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Mặt khác, hiện tại ở tuyến huyện vẫn chưa có đội ngũ thanh tra chuyên ngành về chất lượng ATVSTP nên gặp nhiều hạn chế trong việc kiểm tra, xử lý các cơ sở vi phạm.
Trước thực trạng trên, Chi cục đã tích cực tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh, trong đó đã triển khai kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu. Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, cho gia đình và xã hội, mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái trong việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn. Đặc biệt, không nên sử dụng các loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nguyễn Giác- Lê Nam