Văn hóa

Gia Lai: Phấn đấu xuất bản 30% tác phẩm văn học dân gian

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Đó là một trong những mục tiêu đặt ra tại kế hoạch số 1251/KH-UBND của UBND tỉnh Gia Lai về “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030”.

Theo đó, kế hoạch tập trung vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của 2 dân tộc Bahnar và Jrai (chiếm gần 43% dân số toàn tỉnh). Thời gian thực hiện từ năm 2023 đến năm 2030, chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2023 đến 2026; giai đoạn 2 từ năm 2027 đến 2030.

Một tác phẩm thuộc đề tài "Bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia Lai qua hình thức truyện tranh", được triển khai từ năm 2015. Ảnh: Phương Linh

Một tác phẩm thuộc đề tài "Bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia Lai qua hình thức truyện tranh", được triển khai từ năm 2015. Ảnh: Phương Linh

Kế hoạch số 1251/KH-UBND đề ra mục tiêu giai đoạn 1 gồm: Phấn đấu sưu tầm, biên dịch, số hóa, xuất bản 15% tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số để phát huy, truyền dạy; in tái bản 50.000 cuốn/1 truyện tranh để chuyển giao cho thư viện các cấp, hệ thống trường học và các thiết chế văn hóa cơ sở. Ngoài ra phấn đấu tổ chức phục dựng, quay phim từ 1 đến 2 thể loại văn học dân gian của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; hình thành 2-3 câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian ở mỗi đơn vị cấp huyện để thực hành, biểu diễn và trao truyền văn học dân gian.

Cùng với đó là tổ chức tối thiểu 1 cuộc thi tìm hiểu, cuộc phát động sưu tầm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên quy mô toàn tỉnh; tổ chức tối thiểu 1 hội thảo khoa học cấp tỉnh và 1 đợt tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, sưu tầm, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số. Phấn đấu 30% trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, ngày hội, giao lưu, liên hoan cho học sinh. Ở giai đoạn tiếp theo, các chỉ tiêu nêu trên được nâng lên gấp đôi.

Kế hoạch số 1251/KH-UBND được ban hành nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, từng bước đưa giá trị các tác phẩm văn học dân gian phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày, nâng cao hơn nữa ý thức bảo tồn, lòng tự hào của các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Có thể bạn quan tâm