Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Hố đen siêu nặng giữa Dải Ngân hà phát sáng bất thường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Các nhà thiên văn cho biết, hố đen siêu nặng Sagittarius A* nằm ở trung tâm Dải Ngân hà phát ra ánh sáng gấp 75 lần so với bình thường.
 

Sagittarius A* - hố đen siêu nặng nằm ở trung tâm thiên hà của chúng ta gần đây phát ra luồng sáng lạ,  gấp 75 lần so với ánh sáng bình thường của một hố đen, Newsweek cho biết.

Điều khiến hiện tượng này trở nên lạ lùng là bởi ánh sáng của Sagittarius A* bình thường khá mờ mịt. Bản thân hố đen, theo định nghĩa thì không phát ra ánh sáng hay bất kỳ bức xạ nào có thể phát hiện được.

Tuy nhiên, nó được bao quanh bởi những vật chất bị kích thích bởi hoạt động bên trong hố đen, tỏa ra sóng điện từ mà các kính thiên văn của Trái Đất có thể phát hiện được.


 

 (Ảnh minh họa: ESO/L.Caicada)
(Ảnh minh họa: ESO/L.Caicada)



"Hố đen này rất sáng nên ban đầu tôi tưởng nhầm nó là sao SO-2, bởi tôi chưa bao giờ thấy Sagittarius A* sáng như vậy", Tuan Do - một nhà thiên văn học của Đại học California, Los Angeles nhận định.

Tuan và các đồng nghiệp ghi lại hiện tượng hiếm gặp này từ Đài quan sát WM Keck ở Hawaii trong thời gian nó xảy ra và đăng tải video tua nhanh này trên Twitter.

Các nhà khoa học cho biết, toàn bộ luồng sáng này kéo dài chỉ trong 2,5 tiếng. Họ nhận định rằng tác động này có thể là do sao SO-2 hoặc đám bụi khí G2 tương tác với đĩa bồi tụ quanh hố đen tạo nên.

Đội ngũ khoa học phát hiện hiện tượng này đang chờ thêm dữ liệu từ các kính thiên văn khác, trong đó có Spitzer và Chandra của NASA, để hiểu rõ hơn về điều đang xảy ra ngay trung tâm thiên hà của chúng ta.

Kiều Anh/VOV.VN
Theo Sputnik

Có thể bạn quan tâm