Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Hóa thạch thay đổi hiểu biết về lịch sử loài cá mập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hóa thạch 410 triệu năm tuổi của một loài cá có giáp đã thay đổi hoàn toàn lịch sử về loài cá mập mà chúng ta biết đến lâu nay, theo báo cáo mới đăng trên chuyên san Nature Ecology & Evolution .
 
Ảnh chụp 3 chiều hóa thạch cá cổ đại BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN ANH
Ảnh chụp 3 chiều hóa thạch cá cổ đại BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN ANH
Năng lực lướt đi nhanh như chớp trong lòng biển là một trong những đặc điểm giúp cá mập thống trị chuỗi thức ăn của các đại dương. Sở dĩ cá mập có thể di chuyển như thế là vì chúng không có xương.
Thay vào đó, bộ khung cơ thể của chúng cấu tạo từ sụn. Lâu nay, giới khoa học cho rằng cơ thể không xương của loài cá mập có lẽ phải xuất hiện sớm hơn, trước khi các loài cá có xương xuất hiện.
Tuy nhiên, phát hiện mới cho thấy, vào một số giai đoạn nào đó của lịch sử, giống loài “sát thủ” của đại dương cũng có bộ xương.
Để rút ra kết luận trên, các nhà chuyên gia tiến hành nghiên cứu phần hộp sọ và khối xương sọ của một hóa thạch cá cổ đại có tên khoa học Minjinia turgenensis, theo tên của vùng đất thuộc Mông Cổ nơi khai quật được nó.
Đây là loài cá da phiến, họ hàng cổ đại của cá mập lẫn các loài cá có xương, và những phần xương bị hóa thạch cho thấy nó khoảng 410 triệu năm tuổi.
Cá da phiến được giới chuyên gia đặc biệt nghiên cứu vì sự phát triển xương và hàm của chúng, các đặc điểm được kéo dài đến ngày nay, không chỉ ở các loài cá mà còn xuất hiện ở những loài động vật khác, bao gồm con người.
Thế nhưng, chẳng hiểu bằng cách nào đó, cá mập đã rũ bỏ đặc điểm khung xương trong quá trình tiến hóa, và dồn toàn bộ canxi để kiện toàn sức mạnh của hàm răng để trở thành hung thần của các đại dương ngày nay.
Theo Hạo Nhiên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm