Thời sự - Sự kiện

Học thuyết hạt nhân cập nhật Tổng thống Putin mới phê duyệt nhấn mạnh nội dung gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ngày 19/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật với tên gọi Những nguyên tắc cơ bản về chính sách Nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân, thông qua hàng loạt điều chỉnh về học thuyết vũ khí hạt nhân của Nga.

tong-thong-nga-putin-anh-afp.jpg
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: AFP

Động thái này là bước tiếp theo sau khi ông Putin ra lệnh sửa đổi học thuyết hạt nhân khi bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra hồi tháng 5, theo TASS.

Gần đây khi ngày 17/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden gỡ bỏ hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, ông Putin đã ký ban hành học thuyết hạt nhân cập nhật này.

Cần nói thêm trước đây có Đức, và sau quyết định của tổng thống Mỹ Biden, Anh và Pháp cũng cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của mình để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Học thuyết ông Putin vừa ký nguyên tắc cơ bản là sử dụng vũ khí hạt nhân như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Các mối đe dọa quân sự ngày càng hiện rõ với Nga đã thúc đẩy Moscow đi đến quyết định thay đổi học thuyết hạt nhân, sử dụng vũ khí hạt nhân, theo TASS.

Với học thuyết hạt nhân cập nhật, Nga coi bất kỳ cuộc tấn công của một quốc gia phi hạt nhân nào có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân đều được coi là cuộc tấn công chung của họ vào Liên bang Nga.

Moscow cũng bảo lưu quyền xem xét phản ứng hạt nhân đối với một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường vi phạm chủ quyền của Nga, một vụ phóng tên lửa và máy bay không người lái của đối phương trên diện rộng nhắm vào lãnh thổ quốc gia, hay việc chúng vượt qua biên giới Nga và tấn công quốc gia đồng minh Belarus.

Học thuyết vẫn khẳng định Nga có trách nhiệm đối với vấn đề vũ khí hạt nhân và tìm cách ngăn chặn sự phổ biến của chúng, xem học thuyết là công cụ duy trì sự cân bằng toàn cầu.

Phiên bản hiện tại của học thuyết hạt nhân được phê duyệt vào tháng 6/2020. Nó được điều chỉnh trên cơ sở phân tích của các chuyên gia từ Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Hội đồng An ninh và các cơ quan chính phủ khác trong năm qua.

Hồi tháng 6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov mô tả học thuyết hạt nhân hiện của Moscow là "quá chung chung", nhấn mạnh Nga cần "nói rõ, cụ thể và chắc chắn hơn về những gì có thể xảy ra" nếu phương Tây tiếp tục leo thang.

Có thể bạn quan tâm