Bạn đọc

Làm xong cái này đã hỏng cái kia!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 1993, làng Stơr-xã Nam (nay là Tơ Tung, huyện Kbang) được Bộ Văn hóa-Thông tin cấp bằng di tích quốc gia (chính thức là ngày 23-3-1993). 
 

Ảnh: Thất Sơn

Ngày 19-5-2009, UBND tỉnh ra Quyết định số 246/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu lưu niệm Anh hùng Núp diện tích 5,25 ha tại trung tâm làng Stơr, xã Tơ Tung, với 16 hạng mục công trình, tổng kinh phí 19 tỷ đồng trong giai đoạn 2010-2012. Quyết định này là sự ghi nhận thỏa đáng, tri ân công lao của đồng bào Bahnar trong kháng chiến, vinh danh chiến công của Anh hùng Núp, giáo dục truyền thống cách mạng, cũng như đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của nhân dân.

Sau quyết định quan trọng nói trên, các phần việc đã được tích cực triển khai. Đối với dự án phục dựng, các cơ quan chức năng đã thống nhất phương án trùng tu, tôn tạo, phục dựng lại nguyên trạng Làng kháng chiến Stơr sau  nhiều lần hội thảo, bàn bạc, thảo luận, thống nhất, có sự tham gia của các vị lão thành cách mạng, nhà văn Nguyên Ngọc. Khu di tích được phục dựng trên diện tích 3 ha nằm đối diện với Nhà lưu niệm Anh hùng Núp gồm có một nhà rông làm nơi sinh hoạt chung cho cả dân làng, 7 nóc nhà sàn, cạnh mỗi nhà có một kho thóc dự trữ, một chuồng gà. Ngoài ra, còn có các công trình như đường vào làng, trận địa bố phòng, suối Ktung, bẫy đá, chông treo... và được làm bằng chất liệu truyền thống để đảm bảo nguyên bản, đúng mục đích, ý nghĩa và giá trị lịch sử, tạo cảm giác tự nhiên, chân thật cho du khách khi đến tham quan.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, kể từ năm 2011, Nhà lưu niệm bok Núp được xây dựng lại khang trang, to lớn hơn trước. Còn công trình phục dựng triển khai từ năm 2013 thì đã hoàn thành phần nhà rông và 5 bếp nhà sàn cùng với chuồng gà, kho dự trữ đi kèm. Như vậy vẫn còn thiếu 2 bếp, 2 chuồng gà và 2 nhà kho. Nhà lưu niệm bok Núp vẫn còn nhiều việc phải làm ở dự án này như đường đi lên xuống làng kháng chiến phục dựng, bể nước, suối nhân tạo (trước khi thực hiện trận địa bố phòng, bẫy đá, hầm chông, mang cung…). Được biết, hàng tháng có gần 200 khách gần xa đến tham quan, du lịch tìm hiểu nhưng dự án chưa hoàn thành, đường dẫn lên các bếp chưa có gây khó khăn khiến du khách ngại tiếp cận. Bước chân vào nhà rông, vào các bếp, trước mắt là vách làm bằng lồ ô, tre nứa đã bị mọt mối, nguy cơ hư hỏng, xuống cấp đã thấy rõ. Thực trạng cho thấy làm xong cái này thì cái kia đã hư hỏng!

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm