Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, đang tiến vào vũ trụ nhanh hơn khoảng 100 lần so với trước đây.
Titan, mặt trăng lớn nhất sao Thổ, đang tiến vào vũ trụ nhanh gấp 100 lần so với trước đây. Ảnh: AFP |
Theo một nghiên cứu được công bố trong tuần này trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà khoa học cho rằng Titan đang di chuyển với tốc độ rất nhanh. Dữ liệu từ phi tàu không gian Cassini của NASA - đã quan sát sao Thổ hơn 13 năm - cho thấy Titan đang nhích thêm 10,16 centimet mỗi năm.
NASA cho hay, khi quay quanh mặt trăng, lực hấp dẫn của nó tạo ra một chỗ lồi tạm thời trên hành tinh, gây ra thủy triều khi các đại dương di chuyển từ bên này sang bên kia. Theo thời gian, năng lượng tạo ra bởi sự tương tác đó chuyển từ hành tinh này sang mặt trăng của nó, đẩy nó đi xa hơn. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng gì đến mặt trăng của hành tinh chúng ta.
Trong khi các nhà khoa học đã biết sao Thổ hình thành cách đây 4,6 tỉ năm, nhưng lại không chắc chắn các chi tiết về sự hình thành các vành đai và hệ thống hơn 80 mặt trăng của sao Thổ. Họ chỉ biết rằng Titan hiện đang cách trái đất hơn 1,2 tỉ kilomet.
"Kết quả này mang lại một mảnh ghép mới quan trọng cho câu hỏi gây tranh cãi về sao Thổ và cách thức các mặt trăng của nó hình thành" - CBS dẫn lời tác giả chính Valery Lainey.
“Hầu hết các dự đoán trước đây đều cho thấy các mặt trăng như Titan hay Callisto của sao Mộc được hình thành ở khoảng cách quỹ đạo tương tự như chúng ta thấy bây giờ. Điều này ngầm hiểu mặt trăng của sao Thổ và có thể là cả vành đai của nó đã hình thành và phát triển linh hoạt hơn so với trước đây”, Jim Fuller, đồng tác giả cho biết.
Trong gần 50 năm, các nhà khoa học giả định các mặt trăng bên ngoài di chuyển chậm hơn so với các mặt trăng bên trong vì chúng cách xa lực hấp dẫn của hành tinh chủ. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhà khoa học Fuller cho thấy một mô hình quỹ đạo mới sẽ cho phép các mặt trăng bên ngoài và mặt trăng bên trong di chuyển tốc độ như nhau.
"Bằng cách sử dụng hai bộ dữ liệu hoàn toàn khác nhau, chúng tôi đã thu được kết quả hoàn toàn như lý thuyết của Fuller”, đồng tác giả Paolo Tortora chia sẻ.
Với đường kính 5,149 kilomet, Titan là mặt trăng lớn thứ 2 trong toàn bộ hệ mặt trời, lớn hơn cả hành tinh sao Thủy. Nó là mặt trăng duy nhất có bầu khí quyển dày đặc và được cấu tạo chủ yếu gồm các vật liệu băng nước và đá.
Dữ liệu từ Cassini tiết lộ rằng một đại dương nước lỏng nằm sâu, có nghĩa là Titan có khả năng duy trì sự sống.
NASA sẽ phóng tàu Dragonfly vào năm 2026 và tới Titan sớm nhất vào năm 2034 sau khi vượt qua quãng đường 1,6 tỉ kilomet.
Theo HỒNG HẠNH (LĐO)