Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Màu xanh Ai Cập "sống dậy" từ hầm mộ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Vượt qua hơn 5.200 năm lịch sử, Egyptian Blue - màu xanh Ai Cập có thể sẽ trở thành loại bột màu phát hiện vân tay mới, hiệu quả vượt bậc so với các chế phẩm chuyên dụng trong pháp y hiện đại.

Màu xanh Ai Cập Egyptian Blue được cho là loại phẩm màu đầu tiên của nhân loại, được người Ai Cập sáng tạo ra vào khoảng năm 3.200 trước công nguyên.

Để làm ra nó, người Ai Cập cổ đã dùng một hỗn hợp cứa đồng, cát và chất kiềm mạnh, nung ở nhiệt độ 800-900 độ C với những điều kiện chặt chẽ.

Màu xanh mê hoặc này được sử dụng rộng rãi trong những bức tranh, tượng cổ, quan tài… mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong các hầm mộ.


 

Một trong những sắc độ của màu xanh Ai Cập được thể hiện trên mặt nạ pharaon - ảnh: BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT INDIANAPOLIS
Một trong những sắc độ của màu xanh Ai Cập được thể hiện trên mặt nạ pharaon - ảnh: BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT INDIANAPOLIS


Qua vài ngàn năm lịch sử, các nhà khoa học tìm ra rằng nếu sử dụng ánh sáng trắng để quét các cổ vật, men gốm xanh Ai Cập vẫn sáng lên rực rỡ với sắc độ gần mức hồng ngoại của quang phổ, với một màu hồng huyền bí không thể thấy bằng mắt thường nhưng phát hiện dễ dàng bởi các thiết bị chuyên dụng.

Đó là lý do Giáo sư Simon Lewis, ngành Pháp y và phân tích hóa học, Viện nghiên cứu Nanochemistry, Đại học Curtin, Tây Úc phát triển nghiên cứu táo bạo: dùng loại phẩm màu huyền thoại này vào công nghệ pháp y hiện đại.


 

Các dấu vân tay được phủ bột màu xanh Ai Cập được nhận dạng dưới ống kính máy ảnh chuyên dụng - ẢNH DO NHÓM NGHIÊN CỨU CUNG CẤP
Các dấu vân tay được phủ bột màu xanh Ai Cập được nhận dạng dưới ống kính máy ảnh chuyên dụng - ẢNH DO NHÓM NGHIÊN CỨU CUNG CẤP


Theo Giáo sư Lewis, phát hiện dấu vân tay luôn là một phần quan trọng trong điều tra pháp y. Một loại bột chuyên dụng được sử dụng để có thể cung cấp độ tương phản cao nhất với bề mặt khi được chiếu đèn, làm hiển thị dấu vân tay.

Tuy nhiên, tất cả các loại bột chuyên dụng đều không cho kết quả tốt trên các bề mặt có họa tiết, nền tối hay phản quang, điều mà phẩm màu xanh Ai Cập làm rất tốt!

Giáo sư Lewis đã đề nghị sự giúp đỡ từ Tiến sĩ Gregory Smith, nhà khoa học bảo tồn cao cấp của Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis (Mỹ) và thực hiện nghiên cứu dựa trên các hiện vật Ai Cập có tại đây.


 

 Một tác phẩm nghệ thuật cổ được phủ men gốm sứ xanh Ai Cập - Ảnh: BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT INDIANAPOLIS
Một tác phẩm nghệ thuật cổ được phủ men gốm sứ xanh Ai Cập - Ảnh: BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT INDIANAPOLIS



Tin vui cho nhóm nghiên cứu của Giáo sư Lewis là màu xanh Ai Cập đã được "tái sinh" và tiếp tục sản xuất để phục vụ công tác phục chế các tác phẩm nghệ thuật cổ, với công thức hoàn toàn nguyên bản.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề như các hạt sắc tố trong chế phẩm này khá lớn so với tiêu chuẩn của bột nhận dạng vân tay. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để cải tiến chế phẩm này với hy vọng tạo nên một bước đột phá trong công nghệ pháp y hiện đại.

A. Thư (Conversation/nld)

Có thể bạn quan tâm