Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Do sự khác biệt về điều kiên tự nhiên, phong tục tập quán nên ẩm thực ngày Tết tại ba miền Bắc - Trung - Nam cũng mang hương vị riêng.
Miền Bắc
"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". |
Dân gian có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Đây là những thứ không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của các gia đình Bắc bộ.
- Bánh chưng: Bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho nguyên lý vuông, tròn. Thể hiện khát vọng đủ đầy của người Việt. Trong bánh chưng, hội tụ đầy đủ các yếu tố của "Kim" (gạo nếp trắng) "Mộc" (Lá dong xanh và lạt tre) "Thủy" (luộc trong nước) Hỏa (thịt đỏ) và "Thổ" (đỗ vàng). Đó là nét tinh túy và ý nghĩa sâu xa của món ăn này.
- Thịt đông, dưa hành: Thịt đông là món ăn đặc trưng của người dân miền Bắc. Thịt đông được làm từ thịt lợn ba chỉ hoặc thịt gà cộng thêm một mảng bì lợn. Dưa hành, vị chua, cay nhẹ, ăn kèm với các món ăn ngày Tết giúp thực khách đỡ cảm thấy ngán vàcơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.
- Xôi gấc: Màu đỏ của xôi gấc thể hiện cho ước nguyện một năm mới may mắn, sung túc tràn đầy. Xôi gấc đỏ, ăn cùng gà luộc chấm muối lá chanh hoặc giò lụa, nem rán.
Miền Trung
Những món ăn ngày Tết ở miền Trung. |
- Bánh tét: Mâm cỗ Tết miền Trung cũng cầu kỳ và tinh tế không kém miền Bắc. Ngoài một số tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ gói bánh chưng, phần lớn người dân miền Trung gói bánh Tét. Bánh tét cũng được chế biến từ các nguyên liệu giống như bánh chưng nhưng đượcgói thành hình trụ dài thay vì hình vuông.
- Thịt lợn ngâm nước mắm: Được chế biến từ thịt heo luộc chín cùng với nước mắm pha đường, thịt lợn ngâm nước mắm là một trong các món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân miền Trung. Vị mặn, ngọt của món thịtkhi kết hợp thêm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm càng trở nên hấp dẫn.
- Bánh tổ: Là sự kết hợp tinh tế của mè, gừng, đường đen và gạo nếp, khi thưởng thức, bánh tổ có thể được xắt ra thành từng miếng để dùng ngay hoặc nướng bánh trên bếp than hồng cho mềmhay đem chiên với dầu đậu phộng cũng rất ngon.
- Dưa món: Là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu khác nhau như củ kiệu, củ cải, dưa leo, đu đủ, cà rốt…ngâm chua mặn, dưa món là một món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ của những người dân miền Trung.
Miền Nam
Những món ăn ngày Tết ở Nam Bộ. |
- Bánh tét: Cũng được gói thành hình trụ dài giống như bánh tét ở miền Trung nhưng bánh tét miền Nam lại có chút khác biệt khi có 2 loại nhân mặn và ngọt. Người dân miền Nam thường gói bánh tét trước Tết khoảng 10 ngày để cúng tổ tiên cũng như làm quà biếu Tết.
- Canh khổ qua: Món ăn này không chỉ có tác dụng giải mỡ, thanh nhiệt, phù hợp với thời tiết nắng ấm của miền Nam mà theo quan niệm dân gian, món canh khổ qua sẽ giúp xua đi những khó khăn của một năm mới để cầu mong một năm mới đến với những điều tươi đẹp hơn.
Bánh tét miền Nam. |
- Củ kiệu tôm khô: Củ kiệu tôm khô là một trong các món ngon ngày Tết không thể thiêu trên mâm cỗ của những người dân miền Nam. Củ kiệu kết hợp cùng với tôm khô tạo nên một món ăn vô cùng ngon miệng với vị chua ngọt, bùi bùi rất đặc trưng và là một món ăn “thượng hạng” dành cho dân nhậu.
Sơn Ca/SHTT