Bánh chưng đen, khâu nhục, pa pỉnh tộp... là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết của một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
|
Bánh chưng đen là món ăn khá đặc biệt trong dịp Tết của người Tày. |
|
Trong dịp Tết, người Dao thường ăn thịt lợn luộc. Đặc biệt, theo phong tục của người Dao, mọi thức ăn đều được bày trên lá chuối tươi cho dù nhà có điều kiện đến đâu đi nữa. |
|
Với người Bahnar, gỏi kiến bóp chua lại là món ăn quý chỉ được dùng trong dịp Tết hay những ngày quan trọng. Loại kiến dùng để chế biến là loài kiến khá to có màu vàng, nhộng màu trắng rất thơm ngon và bổ dưỡng, khi ăn có vị chua, mùi hơi ngai ngái. |
|
Pịa hay còn gọi là nậm pịa (tức chất sền sệt ở trong ruột con bò). Nậm Pịa chỉ có ở vùng núi Tây Bắc, đây là món ăn truyền thống có từ rất lâu đời của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La. |
|
Pa pỉnh tộp (cá gập nướng) cũng là món ngon khó quên ngày Tết của dân tộc Thái. |
|
Bánh sừng trâu hay còn được gọi là bánh cuốc được làm tương tự như bánh tẻ nhưng không có nhân đỗ xanh và được gói bằng lá đót là món ăn truyền thống của dân tộc Cơ Tu. |
|
Xôi ngũ sắc của người Tày. Người Tày quan niệm xôi ngũ sắc gồm 5 màu tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ sẽ đem đến sự may mắn, thành đạt cho năm mới. |
|
Khâu nhục làm từ thịt lợn cũng là món ăn quen thuộc trong dịp Tết của người Tày, Nùng. |
|
Thịt lợn muối chua là món ăn truyền thống của người Dao Tiền (Tuyên Quang). Để làm món ăn này, người ta trộn lẫn cơm tẻ hay cơm nếp với thịt lợn, lá trầu không, cơm đỏ, riềng sau đó để lên men tự nhiên từ 5 ngày đến nửa tháng. |
Theo VOV