Theo tờ Space, tàu vũ trụ cỡ nhỏ IXPE của NASA hoạt động như một máy thăm dò tia X siêu nhạy, đã phát hiện ra lỗ đen nói trên và hành động bùng nổ của nó.
Đó là lỗ đen Markaria 421, một lỗ đen siêu khối mà giới thiên văn vẫn hay gọi là "lỗ đen quái vật", ẩn nấp trong chòm sao Đại Hùng.
Một lỗ đen quái vật đang bắn thẳng tia năng lượng cao về phía Trái Đất - Ảnh: NASA |
Hướng của dòng năng lượng cao đang bắn trực diện về Trái Đất nhưng không nên quá lo lắng bởi hành tinh chúng ta nằm cách "quái vật" tới 400 triệu năm ánh sáng, quá xa để dòng tia này vươn tới.
Nó tạo thành một plazar, có thể hiểu như một chuẩn tinh cỡ nhỏ, tức một thứ trông sáng như sao khi nhìn từ Trái Đất nhưng không phải là sao.
Nó cũng cho chúng ta cơ hội hiếm có để phát hiện lỗ đen, bởi mọi lỗ đen nếu không ăn và bắn những thứ nó ăn thừa ra khắp nơi thì sẽ hoàn toàn tối.
Phát hiện rùng mình này cũng được kỳ vọng hiện tượng vũ trụ cực đoan phía sau những bữa ăn của lỗ đen.
Xung quanh Markaria 421 có một đĩa bồi tụ khổng lồ, nơi cung cấp cho lỗ đen "thức ăn" thường xuyên.
Nhưng lỗ đen không thể ăn toàn bộ. Những thứ nó không nuốt nổi sẽ tích tụ lại rồi phun ra thành một luồng phản lực - một dòng tia năng lượng cao bắn đi với tốc độ ngang ngửa tốc độ ánh sáng.
Dòng tia năng lượng đang bắn về phía Trái Đất cũng có cấu trúc xoắn kỳ lạ giống như chuỗi DNA.
Còn với những người quan sát không chuyên, IXPE đã vén màn thêm bí ẩn về những vật thể sáng lấp lánh mà chúng ta vẫn thấy hàng đêm trên bầu trời: Những ngôi sao xa xôi không phải bao giờ cũng là một vì sao. Chúng có thể là hành tinh, siêu tân tinh hoặc một "quái vật" cải trang như Markaria 421.