Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

NASA sẵn sàng bay đến "hành tinh bị hỏng" tràn ngập vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau một số điều chỉnh, NASA khẳng định tàu Pysche - với sứ mệnh bay đến tiểu hành tinh được cho là chứa số vàng giá trị gấp 70.000 lần nền kinh tế thế giới - đã sẵn sàng lên đường.

Con tàu đã hoàn thiện sẽ được NASA cho rời Trái Đất vào tháng 10 năm nay, trên đỉnh một tên lửa SpaceX Falcon Heavy, tiến tới tiểu hành tinh cùng tên với sứ mệnh là 16 Psyche, thường gọi tắt là Psyche.

Theo tờ Space, vụ phóng tàu Psyche đã được thiết lập vào tháng 10-2022, nhưng bị hoãn do sự cố với phần mềm chuyến bay vũ trụ và cả những cản trở trước đó trong việc thiết lập sứ mệnh, bao gồm đại dịch COVID-19.

Tàu Psyche và tiểu hành tinh mục tiêu, cùng tên - Ảnh đồ họa từ NASA

Tàu Psyche và tiểu hành tinh mục tiêu, cùng tên - Ảnh đồ họa từ NASA

Sứ mệnh được chủ trì bởi Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, đã được điều chỉnh đường đi phù hợp với việc thay đổi thời điểm phóng. Nó dự kiến sẽ mất gần 6 năm đến tiếp cận Psyche - tức tháng 8-2029.

Nếu được phóng vào năm ngoái, nó đã có một vị trí thuận tiện hơn để đến với Psyche chỉ trong hơn 3 năm (đầu năm 2026), nhưng rất tiếc NASA đã bỏ lỡ "thời gian vàng".

Văn phòng NASA cho biết điều thú vị nhất mà họ kỳ vọng tìm kiếm ở Psyche là các hiểu biết về cách chính Trái Đất của chúng ta hình thành. Bởi lẽ một số nghiên cứu trước đó do cơ quan này dẫn đầu cho thấy nó là một "hành tinh nhỏ" thất bại.

"Hành tinh nhỏ" là những hành tinh sơ khai nhất của một hệ sao bao gồm hệ Mặt Trời, nhưng chưa phải dạng hành tinh mà chúng ta thường thấy. Nhiều hành tinh nhỏ sẽ vỡ ra trong "tuổi trẻ" hoang dã của hệ sao, từ đó cung cấp vật liệu để ghép thành các hành tinh thật sự.

Nếu phát triển thành công, Psyche hiện đã là lõi của một hành tinh giống Trái Đất, nhưng rất tiếc nó đã thất bại.

Ngoài ra các nghiên cứu dựa trên dữ liệu quang phổ cũng cho thấy Psyche có thể có thành phần chủ yếu là kim loại quý - nhiều nhất là vàng, bạch kim - và có thể có giá trị gấp 70.000 lần nền kinh tế thế giới.

Có thể bạn quan tâm