Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Nga phát minh vệ tinh tự hủy để giải quyết "rác thải vũ trụ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos đã phát minh ra một vệ tinh có khả năng tự hủy khi kết thúc vòng đời nhằm giải quyết vấn đề rác thải vũ trụ.

 

Chất liệu sử dụng cho vệ tinh có thể bốc hơi khi vệ tinh không còn hữu dụng. Phát minh này nhằm hạn chế gia tăng khối lượng vật thể trôi nổi trong không gian.

Bằng sáng chế được nộp cho Cơ quan Sở hữu trí tuệ (Rospatent) cho thấy phát minh này sẽ cấu tạo vệ tinh bằng cách sử dụng các chất liệu có khả năng thăng hoa. Điều này có nghĩa là chất liệu này sẽ chuyển đổi trực tiếp từ thể rắn sang thể khí mà không biến thành chất lỏng.

Cấu tạo thông minh này có thể cho phép các vệ tinh tự phân hủy ngay khi nhận một tín hiệu từ trái đất.


 

Hiện tại có hơn 8.400 tấn rác thải vũ trụ di chuyển theo quỹ đạo trái đất. Ảnh: NASA’s Johnson Space Center
Hiện tại có hơn 8.400 tấn rác thải vũ trụ di chuyển theo quỹ đạo trái đất. Ảnh: NASA’s Johnson Space Center



Vấn đề nan giải về mảnh vụn trong không gian đã thách thức trí tuệ của các nhà khoa học và kỹ sư trong một thời gian dài.

Năm 2016, các chuyên gia của Cơ quan vũ trụ Roscosmos kết luận rằng nếu vấn đề này không được giải quyết thì việc khám phá vũ trụ có thể sẽ dần dừng lại hoàn toàn. Nguyên nhân là vì tất cả các vật thể trong quỹ đạo gần trái đất sẽ bị mắc kẹt bởi thiết bị phế thải.

Hiện tại có hơn 8.400 tấn rác thải vũ trụ di chuyển theo quỹ đạo trái đất, theo Văn phòng Rác thải Không gian thuộc Cơ quan vũ trụ Châu Âu. Trong khi một số rác thải được hình thành từ việc vận hành tàu vũ trụ thì đa số mảnh vụn thải ra từ hàng ngàn hoạt động kích hoạt, triển khai cũng như kích nổ và va chạm trong không gian.

 

Minh Yến (Theo RT/NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm