Hạn chế tối đa loại bánh kẹo và nước ngọt, thức ăn chế biến sẵn... Giảm thiểu các thực phẩm có năng lượng nhưng lại nghèo dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và chất khoáng.
- Giảm dần thức ăn có nguy cơ tăng cân, chứ không giảm đột ngột. Nên giảm dần mỗi tuần một lần, từ từ thay thế bằng các món ăn ít năng lượng hơn.
- Khi chế biến thức ăn dành cho trẻ cần tránh sử dụng dầu, mỡ nhiều như món chiên, xào, quay... Giảm thiểu việc tẩm, ướp và pha nước sốt có các nguyên liệu béo và ngọt. Nên cho trẻ dùng đường ăn kiêng thay đường thông thường.
- Trẻ em thừa cân thường hay đói hơn so với trẻ bình thường. Vì vậy nên tập cho trẻ ăn ít dần trong một bữa, nhưng tăng số lần ăn trong ngày. Chia nhỏ các bữa ăn, mỗi ngày cho trẻ ăn 5-6 lần. Tuyệt đối không bắt trẻ nhịn đói. Nên chuẩn bị sẵn thức ăn để cho trẻ ăn ngay khi đói nhưng là những thức ăn không béo…
- Tăng dần dần các thức ăn có nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng và ít năng lượng như rau, trái cây ít ngọt, củ được chế biến dưới dạng hấp luộc...
- Đừng quan niệm sai lầm, khi con thừa cân là cắt giảm sữa, vì sợ rằng sữa sẽ làm tăng cân hơn nữa. Sữa có đầy đủ chất dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối. Nên chọn các loại sữa giàu đạm và khoáng chất vi lượng.
- Nên cho trẻ ăn thức ăn ít năng lượng, sau đó mới đến thức ăn trẻ ưa thích...
- Ngoài ra, lên kế hoạch hàng tuần cho trẻ chạy nhảy vận động. Hạn chế các hoạt động tĩnh như đọc sách, xem tivi, chơi game... Không để cho trẻ thức khuya. Càng thức khuya, trẻ sẽ thèm ăn vặt hơn nên dễ tăng cân.
Mai Thương (theo Vnexpress)