Psyche, tiểu hành tinh được chứng minh là phần cơ thể chưa hoàn chỉnh của "hành tinh thứ 9" trong Hệ Mặt Trời và từng được NASA cho là một khối vàng hàng triệu tỉ USD, có thể chỉ là... một cục sắt lớn.
Nghiên cứu mới từ Viện Nghiên cứu Southwest (Mỹ), dân đàu bởi tiến sĩ Tracy Becker đã thực hiện những quan sát bằng tia cực tím đầu tiên lên Psyche và nhận thấy nó có thể là một trong những tiểu hành tinh làm hoàn toàn bằng sắt và niken, chứ không phải vàng như một số giả thuyết trước đây.
Pyche - Ảnh: NASA |
Bài công bố trên The Planetary Science Journal cho biết họ đã tìm thấy các dải hấp thụ tia cực tím của oxit sắt, là dấu hiệu cho thấy quá trình oxy hóa đang xảy ra trên bề mặt hành tinh dươi tác động của gió mặt trời. Điều này có nghĩa sắt hiện diện phổ biến trên bề mặt hành tinh. Trong quá trình quan sát, tiểu hành tinh ngày càng xuất hiện phản xạ các bước sóng cực tím sâu hơn.
Những bằng chứng cho thấy Psyche làm bằng sắt và niken hoàn toàn phù hợp với một nghiên cứu khác được Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Angeles (New Mexico, Mỹ) công bố trên tạp chí Icarus hồi tháng 8-2020. Nhóm nghiên cứu này cho rằng tiểu hành tinh khổng lồ này thực ra là phần còn lại của một hành tinh chưa từng biết trong Hệ Mặt Trời.
"Hành tinh thứ 9" đó đã xui xẻo bị một vật thể lớn va chạm khi đang hình thành, tước đi lớp vỏ, chỉ để lại lõi sắt và niken "chết" - chính là Psyche. Sắt và niken cũng là thành phần tạo nên lõi Trái Đất của chúng ta. Giả thuyết về quá khứ không may này có thể lý giải vì sao Psyche, với đường kính lên tới 140 dặm, lại quá lớn so với hầu hết tiểu hành tinh khác trong Vành đai tiểu hành tinh đang nằm trên một quỹ đạo giữa Sao Hỏa và Sao Mộc.
Nhưng đó sẽ là một tin buồn cho NASA. Khi công bố nhiệm vụ Discovery Mission vào năm 2019, dự tính thực sự bắt đầu năm 2022, cơ quan này cho rằng Psyche là một khối vàng và bạch kim khổng lồ, chỉ lẫn chút sắt và niken. Họ thậm chí ước tính vàng trên đó ít nhất cũng hàng triệu tỉ USD.
Psyche có tên đầy đủ là 16 Psyche, đặt theo tên vợ của thần tình yêu Eros trong thần thoại Hy Lạp.
Anh Thư (Theo Phys.org, Science Daily/NLĐO)