Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Phát hiện hành tinh rất giống trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong lúc phân tích kho dữ liệu do kính viễn vọng không gian Kepler thu thập được, các nhà thiên văn học đã phát hiện một hành tinh có nhiều đặc điểm giống trái đất, cách xa khoảng 300 năm ánh sáng.
Hình ảnh mô phỏng hành tinh Kepler-1649c và sao chủ. Ảnh: NASA
Hình ảnh mô phỏng hành tinh Kepler-1649c và sao chủ. Ảnh: NASA
Theo Space.com, các chuyên gia tại Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện hành tinh Kepler-1649c đang xoay quanh một sao lùn đỏ nằm ở khoảng cách có thể cho phép nước tồn tại dưới dạng lỏng trên bề mặt hành tinh. Kepler-1649c mất 19,5 ngày để hoàn tất quỹ đạo quanh sao chủ.
“Trong số tất cả những hành tinh ngoài trái đất được Kepler phát hiện, Kepler-1649c giống trái đất nhất về kích thước và nhiệt độ ước tính trên bề mặt”, theo thông cáo báo chí của NASA.
Kepler-1649c có kích thước lớn hơn trái đất khoảng 1,06 lần với mức ánh sáng hấp thu từ sao chủ vào khoảng 75% so với số lượng ánh sáng mặt trời chiếu đến trái đất. Điều đó có nghĩa là nhiệt độ trên bề mặt hành tinh này có thể tương tự trên địa cầu.
Theo ông Thomas Zurbuchen thuộc Ban Giám đốc sứ mệnh khoa học của NASA, phát hiện thú vị trên cho phép nhân loại hy vọng vẫn có một trái đất thứ hai trong vũ trụ. NASA cho Kepler ngưng hoạt động vào tháng 11.2018, nhưng dữ liệu kính viễn vọng không gian này thu được vẫn tiếp tục được nghiên cứu.
Theo Minh Phương (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm