Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Phát hiện "Siêu Trái đất" cung cấp manh mối về sự sống ngoài hành tinh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các chuyên gia của SPACE hiện đang tin rằng các “Siêu Trái đất” mới được phát hiện có thể đưa ra bằng chứng về sự sống bên ngoài hành tinh của chúng ta.

 
Gliese 887 là hệ sao thứ 12 gần Mặt trời nhất và là ngôi sao lùn đỏ sáng nhất trên bầu trời. Hệ thống đa hành tinh này là nơi có thể có ba ngoại hành tinh có cùng kích cỡ với Trái đất. Các nhà khoa học vũ trụ nghĩ rằng các ngoại hành tinh này cung cấp những thông tin mấu chốt trong việc tìm kiếm bằng chứng về sự sống ngoài Hệ mặt trời.
Ở khoảng cách 11 năm ánh sáng, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra Gliese 887, một ngôi sao lùn đỏ có khối lượng bằng một nửa so với Mặt trời, nơi chứa một trong những hệ thống đa hành tinh rất giống với Hệ mặt trời của chúng ta. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy hệ thống đó chứa ít nhất hai, hoặc có lẽ là ba ngoại hành tinh cỡ Trái đất. Sự kết hợp của hệ thống ngoại hành tinh này chính là lý do thúc đẩy các nhà khoa học phát minh ra một loại kính viễn vọng hiện đại hơn với tên gọi "Kính viễn vọng không gian James Webb". Kính viễn vọng này cho phép chúng ta quan sát được các siêu Trái đất, những hành tinh lớn hơn Trái đất nhưng nhỏ hơn rất nhiều so với những ngôi sao gần kề như Thiên vương tinh và Hải vương tinh.

 
Các nhà thiên văn học của Đại học Gottingen đã xác định một hệ thống các hành tinh "Siêu Trái đất" quay quanh Gliese 887, ngôi sao lùn đỏ sáng nhất trên bầu trời. Các siêu Trái đất mới được phát hiện có thể là những hành tinh đá và nằm gần khu vực được coi là "thành phố sống"của ngôi sao lùn đỏ này. Đây là khu vực mà nước có thể tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt hành tinh.
Tiến sĩ Sandra Jeffers từ Đại học Gottingen, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Những hành tinh này sẽ cung cấp những thông tin tốt cho các nghiên cứu chi tiết hơn, bao gồm cả việc tìm kiếm sự sống bên ngoài Hệ mặt trời của chúng ta. Gliese 887 bằng một nửa kích thước của Mặt trời và có nhiều đặc điểm giống Trái đất, điều đó có nghĩa là có thể nó cũng có quỹ đạo giống hành tinh của chúng ta."
Giáo sư Chris Tinney, được coi là một "thợ săn" hành tinh, làm việc cho Đại học New South Wales, cho biết: "Điều thú vị về những hành tinh này là chúng quay quanh một ngôi sao rất gần Mặt trời và rất sáng. Chúng ta hiện đã biết đến hàng ngàn hành tinh có khối lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn Trái đất nhưng hầu hết các hành tinh đó quay quanh các ngôi sao xa xôi và mờ nhạt. Các hành tinh quay quanh các ngôi sao gần đó là chìa khóa cho các tìm kiếm bằng kính viễn vọng trong tương lai và cuối cùng là bằng chứng cho sự sống."

 
Nhóm các nhà thiên văn học đã theo dõi sao lùn đỏ, sử dụng máy quang phổ HARPS tại Đài thiên văn Nam châu Âu ở Chile, sau đó, họ kết hợp với các dữ liệu từ việc tìm kiếm hành tinh Anh-Úc, máy quang phổ tìm kiếm hành tinh và thiết bị HIRES của Hawaii trên kính viễn vọng Keck. Một phương pháp phổ biến để khám phá các ngoại hành tinh là sử dụng các phép đo Doppler chuyển động của một ngôi sao để tiết lộ lực hấp dẫn của bất kỳ hành tinh nào quay quanh nó. Phép đo này được mệnh danh là Doppler lắc lư, kỹ thuật này cho phép các nhà khoa học đo được sự rung lắc nhỏ bé của ngôi sao Gliese 887 do lực hấp dẫn của các hành tinh gây ra. Sử dụng phương pháp này, các nhà thiên văn học đã quan sát GJ 887 mỗi đêm trong ba tháng liên tiếp.
Các nhà khoa học đã kết hợp dữ liệu của họ với hai mươi năm đo các vì sao trước đây, họ đã phát hiện ra sự hiện diện của ít nhất hai hành tinh có kích thước siêu Trái đất bao quanh sao lùn đỏ gần đó với chu kỳ quỹ đạo là 9,3 và 21,8 ngày.Những hành tinh này có khối lượng gấp khoảng 4.2 lần Trái đất và quỹ đạo chỉ bằng 6,8% của đơn vị Thiên văn (AU) từ ngôi sao của nó. Gliese 887c gấp khoảng 7,6 lần khối lượng Trái đất và quay quanh 12% AU từ sao lùn đỏ. Nhóm nghiên cứu ước tính nhiệt độ bề mặt của hành tinh ngoài Gliese 887c vào khoảng 70 độ C. Họ cũng tìm thấy bằng chứng cho một hành tinh thứ ba có thể ở xa hơn, với thời gian quỹ đạo khoảng 50 ngày. Các tác giả cho rằng cả hai hành tinh có thể quá nóng để duy trì nước lỏng trên bề mặt của chúng. Tuy nhiên, vị trí xa hơn của hành tinh thứ ba chưa được xác nhận có thể đặt nó trong khu vực có thể gọi là khu vực sinh sống của GJ 887.
Lê Trang (express.co.uk/Dân Việt)
https://danviet.vn/phat-hien-sieu-trai-dat-cung-cap-manh-moi-ve-su-song-ngoai-hanh-tinh-20200709105322391.htm

Có thể bạn quan tâm