Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Phát hiện tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm Trái đất ngày 31.8.2029

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một tiểu hành tinh vừa lộ diện đã lập tức bị đưa vào danh sách “nguy cơ va chạm Trái đất”, sau khi kết quả tính toán dự báo nó có thể đâm vào Trái đất trong vòng 10 năm nữa.

Minh họa một tiểu hành tinh đến gần Trái đất AFP/GETTY
Minh họa một tiểu hành tinh đến gần Trái đất AFP/. Ảnh: GETTY

Cơ quan hàng không châu Âu (ESA) trong tuần này đã phát hiện một tiểu hành tinh mới và ngay tức khắc đưa nó vào danh sách thiên thể có khả năng gây nguy hiểm cho Trái đất.

Tiểu hành tinh, được đặt tên 2020 PG6, được dự đoán sẽ đâm vào địa cầu ngày 31.8.2029, theo báo mạng International Business Times hôm 21.8.
Dữ liệu cho thấy 2020 PG6 sẽ di chuyển với tốc độ trung bình trên 46.000 km/giờ trong lúc lao đến Trái đất. Một điều khiến các chuyên gia ESA thở phào nhẹ nhõm là trong trường hợp tiểu hành tinh này đâm vào địa cầu, nó sẽ không gây tổn thất quá đáng kể vì đường kính của 2020 PG6 chỉ khoảng 14m.
Trên thực tế 2020 PG6 có kích thước cỡ thiên thạch từng nổ tung trên bầu trời Chelyabinsk của Nga vào tháng 2.2013.

2020 PG6 dự kiến sẽ đi ngang Trái đất vào ngày 2.9 ESA
2020 PG6 dự kiến sẽ đi ngang Trái đất vào ngày 2.9 ESA
Trước khi lao vào khí quyển Trái đất, thiên thạch này có đường kính khoảng 18m, nhưng vẫn đủ sức tạo nên sóng xung kích khiến cửa kính nhiều tòa nhà bị vỡ, làm ít nhất 1.200 người bị thương.
Các kết quả điều tra về vụ nổ trên bầu trời Nga cho thấy nó tống ra năng lượng tương đương 30 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) trước khi thế chiến thứ hai kết thúc, theo báo The Telegraph.
ESA nhận định xác suất 2020 PG6 đâm vào Trái đất năm 2029 là 1:416, biến nó thành một trong những tiểu hành tinh có nguy cơ cao nhất đâm vào địa cầu trong danh sách của cơ quan này.
Giới thiên văn học sẽ có dịp tìm hiểu thêm tiểu hành tinh mới khi nó đi ngang Trái đất vào ngày 2.9, ở khoảng cách 2,25 triệu km.
Theo Hạo Nhiên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm