Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Phát hiện tín hiệu lạ lặp đi lặp lại từ ngoài hành tinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những vụ nổ sóng vô tuyến nhanh có thể bắt nguồn từ nơi cách Trái Đất hàng nghìn, thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng.
 


Trang Cnet đưa tin các nhà khoa học vừa phát hiện hàng loạt vụ nổ sóng vô tuyến nhanh (Fast Radio Burst - FRB). Được tìm thấy lần đầu vào năm 2007, những vụ nổ sóng vô tuyến này có thể bắt nguồn từ nơi cách Trái Đất hàng nghìn, hàng triệu hay thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng.

Các tín hiệu FRB lặp đi lặp lại được phát hiện bởi Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experiment (CHIME), một hệ thống kính viễn vọng vô tuyến tại Canada. Các nhà nghiên cứu cho biết lượng FRB lặp đi lặp lại mới có thể giúp con người tìm hiểu kỹ hơn về những tín hiệu bí ẩn này, nguồn gốc và việc chúng được tạo ra như thế nào.


 

FRB có thể bắt nguồn từ nơi cách Trái Đất hàng nghìn, hàng triệu hay thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng. Ảnh: Danielle Futselaar.
FRB có thể bắt nguồn từ nơi cách Trái Đất hàng nghìn, hàng triệu hay thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng. Ảnh: Danielle Futselaar.


"Các FRB lặp đi lặp lại có giá trị rất cao. Chúng là ứng cử viên sáng giá nhất trong việc nghiên cứu và định vị các thiên hà. Bên cạnh đó, việc theo dõi, phân tích các bước sóng có thể giúp xác định xem những FBR này có nguồn gốc từ đâu", Ryan McKinven, một trong những nhà nghiên cứu chia sẻ.

Bên cạnh đó, các tín hiệu FRB lăp đi lặp lại cũng có thể giúp các nhà khoa học trả lời một số câu hỏi về FRB không lặp lại. "Việc khám phá ra các FRB này giúp chúng tôi có thể mở ra những cánh cổng mới để tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ", Pragya Chawla, một nhà nghiên cứu từ Đại học McGill nói.

Trong báo cáo mới nhất, các nhà nghiên cứu cho rằng các tín hiệu FRB lặp đi lặp lại có thể xuất phát từ rìa của dải Ngân hà (Milky Way). Tuy nhiên, họ vẫn cần thêm thời gian để định vị chính xác hơn.

    Đức Hải (zing)

Có thể bạn quan tâm