Phóng sự - Ký sự

Rừng chưa bình yên sau chỉ đạo của Thủ tướng - Kỳ 1: Cuộc chiến giữ rừng vùng giáp ranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở Gia Lai, khu vực huyện Krông Pa là nơi còn lại khá dày cây rừng nguyên sinh. Ở đây, chuyện kiểm lâm bị lâm tặc nhắn tin dọa giết, đòi hành hung, hãm hại người thân là chuyện xảy ra rất thường xuyên.

Ở tỉnh Gia Lai, khu vực huyện Krông Pa là nơi còn lại khá dày cây rừng nguyên sinh. Vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đak Lak này đóng vai trò là những cánh rừng đầu nguồn, cung cấp nước cho hệ thống sông Ba chảy về Phú Yên và góp phần cắt lũ, nhưng nhiều năm nay rừng ở khu vực này đang bị phá với tốc độ chóng mặt.

 

Hàng chục mét khối gỗ lậu bị phát hiện khi đi qua chốt kiểm lâm trên quốc lộ 14B ở xã Đại Hồng (Đại Lộc, Quảng Nam).
Hàng chục mét khối gỗ lậu bị phát hiện khi đi qua chốt kiểm lâm trên quốc lộ 14B ở xã Đại Hồng (Đại Lộc, Quảng Nam).

Hạt phó Hạt kiểm lâm Krông Pa Đinh Xuân Vương giở bản đồ vùng giáp ranh này và chỉ cho chúng tôi thấy địa thế vô cùng khó khăn khi phải giữ rừng trong một tình cảnh “tứ bề thọ địch”. Phía tây giáp tỉnh Đak Lak.

Ở đây còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar, Đak Lak) là một trong nhiều điểm nóng phá rừng diễn ra từ nhiều năm nay.

Phía đông giáp tỉnh Phú Yên. Chính vì địa bàn giáp ranh giao thoa như vậy nên lâm tặc từ các tỉnh lợi dụng tràn qua rừng Krông Pa cắt gỗ, từ đây gỗ được kết bè xuôi theo sông Krông Năng đổ ra sông Ba và đưa về tỉnh Phú Yên.

Theo ông Vương, hiện Krông Pa còn lại 86.000ha rừng. Nhiều cán bộ kiểm lâm ở huyện Krông Pa cho biết rừng tại vùng này có lượng gỗ quý tương đối lớn, nhiều năm nay tình trạng săn lùng gỗ hương, các loại gỗ có chất lượng tốt diễn ra nóng bỏng, khiến công việc của kiểm lâm càng thêm nặng nề.

Chuyện kiểm lâm bị lâm tặc nhắn tin dọa giết, đòi hành hung, hãm hại người thân là chuyện xảy ra rất thường xuyên. Trước áp lực lớn như vậy, đã có nhiều cán bộ diện hợp đồng quyết định nghỉ việc về nhà làm rẫy.

 

Xử lý nghiêm vụ phá rừng pơmu

Trao đổi với P.V, đại tá Nguyễn Đức Dũng-Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Công an tỉnh Quảng Nam đã khẩn trương điều tra vụ án phá rừng pơmu tại Nam Giang.

Hiện 20 bị can đã bị khởi tố, tinh thần là xử lý sớm để đảm bảo an toàn cho việc quản lý bảo vệ rừng, đồng thời định hướng dư luận.

Tuy nhiên, vì có liên quan đến lực lượng biên phòng nên phải chuyển hồ sơ, tang vật sang Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng xử lý và tiếp tục điều tra làm rõ.

Thời điểm các vụ phá rừng liên tiếp xảy ra, lâm tặc từ các vùng giáp ranh tràn vào chặt gỗ khiến nhiều kiểm lâm lần lượt bị kỷ luật. Trong tình cảnh bất lực, một lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Krông Pa lúc đó đã viết trên trang Zalo cá nhân của mình lúc 2 giờ sáng: “Làm cũng chết, mà không làm cũng chết”.

Theo vị này, lực lượng kiểm lâm mỏng, chế độ, trang bị cho người giữ rừng còn thiếu thốn, trong khi áp lực giữ rừng là quá lớn khiến nhiều người thời điểm đó có tâm lý chán nản.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm