Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Siêu tân tinh trên bầu trời đêm Bắc bán cầu sắp phát nổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giới thiên văn học đang chờ vụ nổ của siêu tân tinh - ngôi sao Betelgeuse sáng nhất Bắc bán cầu - bất cứ lúc nào.
 Một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm sắp phát nổ. Ảnh: AFP
Một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm sắp phát nổ. Ảnh: AFP
Trên bầu trời đêm của Bắc bán cầu bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra một vụ nổ siêu tân tinh, tờ Daily Mail đưa tin.
Được biết, các nhà thiên văn học đang chờ đợi vụ nổ của ngôi sao Betelgeuse từ chòm sao Orion nằm cách trái đất khoảng 700 năm ánh sáng. Siêu sao màu đỏ này có kích thước gấp 1.400 lần mặt trời và hiện đang ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời một ngôi sao.
Theo dữ liệu khoa học, vụ nổ siêu tân tinh là kết cục chấm dứt sự tiến hóa của tất cả các ngôi sao lớn và khá lớn. Đầu tiên chúng tăng nhanh kích thước - như đã xảy ra với ngôi sao Betelgeuse - và sau đó xảy ra vụ nổ: Ngôi sao trút bỏ toàn bộ lớp vỏ bao bọc bên ngoài, lõi của nó biến thành lỗ đen hoặc sao neutron.
Kể từ tháng 10.2019, các nhà thiên văn học nhận thấy ngôi sao Betelgeuse đã mờ đi rất nhiều. Họ nói rằng ánh sáng của nó tỏa ra hiện nay là yếu nhất trong 50 năm quan sát gần đây. Theo các nhà khoa học, đây là dấu hiệu sắp xảy ra vụ nổ.
Hơn thế, các nhà thiên văn học gần như chắc chắn rằng ít nhất sau 90 năm tới thì từ trái đất sẽ không nhìn thấy ngôi sao này nữa.
Ánh sáng do Betelgeuse phát ra bay 700 năm, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ nhìn thấy vụ nổ vào thời điểm sau 700 năm kể từ khi nó xảy ra.
Mặt khác, không thể loại trừ rằng ngôi sao đã phát nổ vài trăm năm trước và chúng ta bây giờ chỉ còn việc đón xem hiện tượng ngoạn mục này.
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng siêu tân tinh này sẽ sánh ngang với mặt trăng tròn về độ sáng.
Theo KHÁNH MINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm