Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa của UAE

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiệm vụ chính của tàu thám hiểm sao Hỏa Hope là nghiên cứu bầu khí quyển của hành tinh đỏ, theo Space.
 
Ảnh minh họa tàu vũ trụ Hope quay quanh sao Hỏa. Ảnh: MBRSC
Ảnh minh họa tàu vũ trụ Hope quay quanh sao Hỏa. Ảnh: MBRSC
NASA cho biết, khi phóng, tàu vũ trụ Hope có tổng khối lượng (bao gồm cả nhiên liệu) là 1.500 kg, chiều rộng khoảng 2,37m và cao 2,90m.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) gọi tàu vũ trụ là "Hope" vì quá trình sản xuất và dữ liệu khoa học của nó hy vọng sẽ cung cấp giá trị cho tương lai theo hai cách chính: Giúp các nhà khoa học hiểu cách khí quyển phát triển theo thời gian và giúp hiện đại hóa thế giới Arab.
 
Hình ảnh sao Hỏa được tàu thám hiểm Hope ghi lại. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ UAE
Hình ảnh sao Hỏa được tàu thám hiểm Hope ghi lại. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ UAE
Hiểu được các yếu tố như ánh sáng mặt trời, bụi và nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ khí quyển sao Hỏa mỗi ngày cũng như trong suốt các mùa, cũng có thể làm sáng tỏ thông tin chi tiết về bầu khí quyển xung quanh Trái đất và thậm chí các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
Các nhà khoa học cũng có thể sử dụng thông tin này để mô hình hóa tương lai của bầu khí quyển Trái đất, chẳng hạn như cách nó có thể phát triển dưới tác động của biến đổi khí hậu.
Hope sẽ thu thập dữ liệu khoa học bằng cách sử dụng ba công nghệ hiện đại:
 
Máy chụp hình tạo ra những bức ảnh có độ phân giải cao về sao Hỏa. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ UAE
Máy chụp hình tạo ra những bức ảnh có độ phân giải cao về sao Hỏa. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ UAE
Máy ghi hình: Sẽ cho ra hình ảnh 12-megapixel ở độ phân giải không gian nhỏ hơn 8 km. Máy ảnh có thể ghi lại hình ảnh bầu khí quyển sao Hỏa, hỗ trợ cho việc đo lượng bụi, băng và lượng ozone trong khí quyển.
 
Máy đo phổ quang hồng ngoại. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ UAE
Máy đo phổ quang hồng ngoại. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ UAE
Máy đo quang phổ hồng ngoại: Dùng để đo bụi, mây băng, hơi nước và nhiệt độ của bầu khí quyển sao Hỏa.
 
Máy đo quang phổ tử ngoại. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ UAE
Máy đo quang phổ tử ngoại. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ UAE
Máy đo quang phổ tử ngoại: Dùng để đo những thay đổi trong khí quyển, cấu trúc của các hydro và ôxy xung quanh hành tinh, sự phát thải tia cực tím của hydro, ôxy và carbon monoxide trong khí quyển. Nó cũng sẽ theo dõi những thay đổi trong ngoại quyển theo mùa, đầu vào năng lượng mặt trời và gió do tầng khí quyển thấp hơn thúc đẩy.
 
Hình ảnh khác của sao Hỏa được gửi từ tàu vũ trụ Hope. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ UAE
Hình ảnh khác của sao Hỏa được gửi từ tàu vũ trụ Hope. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ UAE
Tàu vũ trụ Hope được xây dựng với sự hợp tác của Đại học Colorado Boulder, Đại học California, Berkeley và Đại học Bang Arizona. Hope, về nhiều mặt, là một vệ tinh thời tiết hiện đại nhất sẽ giúp trả lời một số câu hỏi về khí hậu và bầu khí quyển của sao Hỏa .
Sứ mệnh vệ tinh có bốn mục tiêu chính:Tìm kiếm mối liên hệ giữa khí hậu hiện tại và cổ đại của sao Hỏa. Bằng chứng địa vật lý đáng kể cho thấy sao Hỏa đã từng là một hành tinh ấm và ẩm hơn nhiều, với lượng nước đáng kể trên bề mặt của nó.
Nghiên cứu các cơ chế đã đẩy ôxy và hydro ra khỏi bầu khí quyển của sao Hỏa. Mất đi bầu khí quyển được cho là nguyên nhân sâu xa khiến sao Hỏa trở thành một sa mạc lạnh giá, nước chỉ có thể tồn tại dưới dạng hơi hoặc băng. Đó là tiền đề giúp các nhà nghiên cứu hiểu cách khí quyển sao Hỏa phát triển theo thời gian và khả năng sự sống trên sao Hỏa có thể đã bị mất đi.
Nghiên cứu mối liên hệ giữa bầu khí quyển bên dưới và bên trên của sao Hỏa.
Tạo một bức tranh tổng quát về sự thay đổi của bầu khí quyển sao Hỏa trong suốt cả ngày, theo mùa và trong năm. Dữ liệu hiện có sẵn cung cấp thông tin về nhiệt độ và khí hậu chỉ trong một khoảng thời gian nhỏ trên sao Hỏa. Nếu thành công, dữ liệu do vệ tinh Hope thu thập sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể đầu tiên về khí hậu sao Hỏa mỗi ngày trong nhiều năm. Sứ mệnh này dự định kết thúc năm 2023.
NGUYỄN HẠNH (LĐO)
https://laodong.vn/the-gioi/su-menh-tham-hiem-sao-hoa-cua-uae-905730.ldo

Có thể bạn quan tâm