Trong quá trình tư vấn, đánh giá, Trung tâm đã hướng dẫn các tổ chức và cá nhân hoàn thiện các tiêu chí như: kỹ thuật sản xuất, môi trường làm việc, an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm… Bên cạnh đó, Trung tâm còn phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các địa phương tổ chức các lớp tập huấn sản xuất nông sản theo mô hình VietGAP, giúp người dân nâng cao nhận thức thực hành nông nghiệp sạch.
Việc xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững. Ảnh: Trần Dung |
Thời gian đến, Trung tâm sẽ tích cực tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức về việc xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; tăng cường nhân lực để đáp ứng kịp thời việc chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; phối hợp với các hợp tác xã và nông dân phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, an toàn đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Việc đẩy mạnh hoạt động tư vấn, đánh giá chứng nhận VietGAP cho các tổ chức và cá nhân nhằm nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững.