Mùa khô là thời điểm đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên vào rừng phát nương làm rẫy, lấy đất sản xuất nông nghiệp. Tập quán này còn kéo dài và chưa thể chấm dứt trong một sớm một chiều. Nhất là hiện nay khi giá các mặt hàng nông sản lên cao, người dân ngày càng mở rộng việc phát, đốt nương rẫy đã khiến nhiều địa phương đứng trước nguy cơ mất rừng, cháy rừng rất lớn.
Liên tục cháy rừng
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh có hơn 715.000 ha rừng, trong đó có hơn 36.000 ha rừng trồng, chủ yếu phân bổ ở các vùng không có nguồn nước trong mùa khô, địa hình cách trở. Còn tỉnh Kon Tum có hơn 650.000 ha rừng, trong đó rừng trồng có diện tích không nhỏ. Mùa khô ở Tây Nguyên đang thời điểm khốc liệt, hàng trăm ha rừng đã bị “bà hỏa” viếng thăm nhưng chính quyền cơ sở và cơ quan chức năng ở địa phương vẫn loay hoay với “bài toán” phòng- chống cháy rừng.
Mùa khô năm nay, tại tỉnh Gia Lai, một vụ cháy lớn xảy ra tại các khoảnh 1, 2, 3, 4 thuộc tiểu khu 253 của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ (địa bàn thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah), thiêu rụi hoàn toàn 92 ha rừng thông hàng chục năm tuổi. Mặc dù chính quyền và các ngành chức năng đã huy động gần 200 người đến cứu nhưng sức người không chống được sức lửa. Còn tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh, địa bàn giáp ranh với huyện Ea H’Leo (tỉnh Đak Lak), sau Tết Tân Mão, gần 300 ha rừng trồng của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Lê Khanh đã bị cháy rụi, trong sự bất lực của chủ rừng.
Trong khi đó, tại tỉnh Kon Tum, vào lúc 19 giờ ngày 3-3-2011, tại các tiểu khu 460, 466 thuộc địa bàn xã Đak Kôi (huyện Kon Rẫy) do Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kon Rẫy quản lý đã xảy ra vụ cháy 280 ha rừng, trong đó có 220 ha rừng trồng cháy thảm thực vật dưới tán rừng, 60 ha rừng tự nhiên là cỏ tranh, lau lách, cây bụi bị cháy. Lực lượng chức năng đã huy động 200 người, mãi đến 16 giờ ngày 5-3-2011 mới dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Một con số gây nhức nhối đó là trong 10 năm qua, toàn tỉnh Gia Lai đã bị mất hơn 1.100 ha rừng do cháy, trong đó có hơn 900 ha rừng trồng. Năm 2010, trên địa bàn tỉnh cũng để xảy ra hàng chục vụ cháy, gây thiệt hại hơn 160 ha rừng thông phòng hộ và sản xuất tại núi Hàm Rồng (TP. Pleiku), đèo Mang Yang (huyện Đak Pơ) và rừng phòng hộ Bắc An Khê. Ở vùng lân cận, từ sau Tết Tân Mão đến nay, toàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra 4 vụ cháy rừng, trong đó có 2 vụ cháy 300 ha rừng trồng. Đó chỉ mới là con số các vụ cháy rừng do Kiểm lâm huy động lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) ứng cứu và chủ rừng báo cáo, còn hàng trăm ngàn ha rừng do các xã quản lý có bị lửa rừng hoành hành hay không thì chưa rõ và chưa có con số thống kê cụ thể.
Thiếu kinh phí
Huyện Kông Chro có gần 120.000 ha rừng, trong đó rừng dễ cháy như bạch đàn và thông chiếm tỷ trọng lớn, nhưng nguồn lực cho công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng lại rất thiếu và yếu. Ông Trần Văn Minh- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro thừa nhận: Chính quyền cấp xã còn buông lỏng địa bàn, các ban quản lý bảo vệ rừng chưa thực sự tích cực, bố trí lực lượng bảo vệ rừng không sát với tình hình thực tế… Còn tính trên bình diện cả tỉnh Gia Lai, hiện hầu hết các Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp ở các huyện (đơn vị chủ rừng) không có kinh phí phát dọn thực bì đối với diện tích rừng trồng từ năm thứ 3 trở đi, nên nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất lớn.
Cùng với thiếu kinh phí, nguồn lực con người phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR cũng là bài toán hết sức nan giải. Tỉnh Kon Tum có hàng trăm ngàn ha rừng nhưng chỉ có 257 biên chế. Bình quân mỗi kiểm lâm viên phải “gánh” hơn 2.000 ha rừng. Còn tại các tỉnh Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, hầu hết các xã chỉ có một kiểm lâm viên phụ trách địa bàn, họ có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền địa phương về công tác bảo vệ rừng, PCCCR, song địa bàn quá rộng, chính quyền một số địa phương còn ỷ lại vào kiểm lâm phụ trách địa bàn nên họ “ôm” không hết việc.
Theo lãnh đạo một số địa phương, giải pháp bền vững cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR đối với các tỉnh Tây Nguyên là nên giao rừng trực tiếp cho người dân tại chỗ quản lý. Chỉ khi nào người dân hưởng lợi thực sự từ các nguồn lâm sản dưới tán rừng thì lúc đó nguy cơ xâm lấn vào rừng sẽ giảm. Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCCCR các cấp cần phải áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật đối với các chủ rừng khi không thực hiện hết trách nhiệm. Bởi khi xảy ra lửa rừng không chỉ chủ rừng thiệt hại mà nếu là rừng trồng bằng nguồn vốn Nhà nước thì việc đầu tư trồng rừng sẽ trở thành… công cốc.
Liên tục cháy rừng
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh có hơn 715.000 ha rừng, trong đó có hơn 36.000 ha rừng trồng, chủ yếu phân bổ ở các vùng không có nguồn nước trong mùa khô, địa hình cách trở. Còn tỉnh Kon Tum có hơn 650.000 ha rừng, trong đó rừng trồng có diện tích không nhỏ. Mùa khô ở Tây Nguyên đang thời điểm khốc liệt, hàng trăm ha rừng đã bị “bà hỏa” viếng thăm nhưng chính quyền cơ sở và cơ quan chức năng ở địa phương vẫn loay hoay với “bài toán” phòng- chống cháy rừng.
Một khoảnh rừng bị thiêu rụi để làm nương rẫy tại huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum). Ảnh: Đức Trung |
Hạt Kiểm lâm huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) vừa khởi tố vụ án hình sự hủy hoại hơn 250 ha rừng trồng từ năm 1997 tại các tiểu khu 460, 466 của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kon Rẫy (thuộc địa bàn xã Đak Kôi, huyện Kon Rẫy) làm thiệt hại hàng tỷ đồng.
|
Một con số gây nhức nhối đó là trong 10 năm qua, toàn tỉnh Gia Lai đã bị mất hơn 1.100 ha rừng do cháy, trong đó có hơn 900 ha rừng trồng. Năm 2010, trên địa bàn tỉnh cũng để xảy ra hàng chục vụ cháy, gây thiệt hại hơn 160 ha rừng thông phòng hộ và sản xuất tại núi Hàm Rồng (TP. Pleiku), đèo Mang Yang (huyện Đak Pơ) và rừng phòng hộ Bắc An Khê. Ở vùng lân cận, từ sau Tết Tân Mão đến nay, toàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra 4 vụ cháy rừng, trong đó có 2 vụ cháy 300 ha rừng trồng. Đó chỉ mới là con số các vụ cháy rừng do Kiểm lâm huy động lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) ứng cứu và chủ rừng báo cáo, còn hàng trăm ngàn ha rừng do các xã quản lý có bị lửa rừng hoành hành hay không thì chưa rõ và chưa có con số thống kê cụ thể.
Thiếu kinh phí
Huyện Kông Chro có gần 120.000 ha rừng, trong đó rừng dễ cháy như bạch đàn và thông chiếm tỷ trọng lớn, nhưng nguồn lực cho công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng lại rất thiếu và yếu. Ông Trần Văn Minh- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro thừa nhận: Chính quyền cấp xã còn buông lỏng địa bàn, các ban quản lý bảo vệ rừng chưa thực sự tích cực, bố trí lực lượng bảo vệ rừng không sát với tình hình thực tế… Còn tính trên bình diện cả tỉnh Gia Lai, hiện hầu hết các Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp ở các huyện (đơn vị chủ rừng) không có kinh phí phát dọn thực bì đối với diện tích rừng trồng từ năm thứ 3 trở đi, nên nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất lớn.
Một vụ cháy rừng tại huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum). Ảnh: Đức Trung |
Theo lãnh đạo một số địa phương, giải pháp bền vững cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR đối với các tỉnh Tây Nguyên là nên giao rừng trực tiếp cho người dân tại chỗ quản lý. Chỉ khi nào người dân hưởng lợi thực sự từ các nguồn lâm sản dưới tán rừng thì lúc đó nguy cơ xâm lấn vào rừng sẽ giảm. Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCCCR các cấp cần phải áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật đối với các chủ rừng khi không thực hiện hết trách nhiệm. Bởi khi xảy ra lửa rừng không chỉ chủ rừng thiệt hại mà nếu là rừng trồng bằng nguồn vốn Nhà nước thì việc đầu tư trồng rừng sẽ trở thành… công cốc.
Hữu Khôi