Văn hóa

Văn học - Nghệ thuật

Thêm một công trình khảo cứu về Truyện Kiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Đó là cuốn Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872 do An Chi phiên âm, chú giải và thảo luận.


 



Sách dày 600 trang khổ lớn kèm nhiều phụ bản đẹp, trang bên trái in nguyên bản chữ Nôm lấy từ công trình Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872 của nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn.

 Ảnh: N.K.P.
Ảnh: N.K.P.



Đây là cuốn sách cần thiết cho những ai yêu Truyện Kiều và nhất là giới Kiều học tìm hiểu, nghiên cứu và thảo luận.

Trong công trình này, tác giả dành gần 200 trang "Chú giải và thảo luận", xếp theo A, B, C đặt ở cuối sách để thỏa sức trình bày những cảm nhận mới, những kiến giải của mình đối với những câu, những từ mà theo ông những "cây đa cây đề" trong giới Kiều học đã "phạm sai lầm" trong các nghiên cứu trước đây.

Như trong một chú thích tỉ mỉ dài cả trang, An Chi chỉ ra lâu nay bao người chấp nhận "hạc nội mây ngàn là một lối nói quen thuộc" là sai vì "mây ngàn" (tức mây trên rừng) không có ý nghĩa gì trong câu 2402; mà "mây nhàn" do 4 chữ "Nhàn vân dã hạc" mà ra! (Tào Tuyết Cần trong Hồng Lâu Mộng cũng đã dẫn 4 chữ này).

Và "mây nhàn" ý nói mây trời lơ lửng, trôi về đâu thì trôi, mới thực sự là thẩm mỹ của Nguyễn Du...

Hi vọng trong các hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày mất đại thi hào Nguyễn Du (1820 - 2020), công trình của học giả An Chi không chỉ là một tư liệu tham khảo giá trị mà có thể tạo ra một sinh hoạt có tính học thuật, cùng thảo luận để đạt tới một Truyện Kiều đúng nhất với bản Nguyễn Du đã viết…

 

Theo NGUYỄN KHẮC PHÊ (TTO)

Có thể bạn quan tâm