Mảng thiên thạch màu đen kim loại, kích thước dài khoảng 10 x 15cm). Ảnh: Sở cảnh sát thị trấn Hopewell. |
Tảng đá có màu đen, đâm xuyên mái nhà và rơi vào phòng ngủ gia đình Suzy Kop ở thị trấn Hopewell, New Jersey. Rất may tại thời điểm đó, không có ai ở trong phòng.
Chủ nhân ngôi nhà, ông Kop nói với CBS News: “Tôi đã chạm vào thứ đó vì tôi nghĩ đó là một tảng đá ngẫu nhiên và nó rất ấm”.
Các nhà chức trách địa phương vẫn đang điều tra nguồn gốc của tảng đá không gian. Derrick Pitts, nhà thiên văn học trưởng tại Viện Franklin ở Philadelphia (Mỹ), nói với CBS News: “Tảng đá có niên đại khoảng từ 4 đến 5 tỉ năm tuổi.
Thiên thạch có thể là một phần của trận mưa sao băng thường xảy ra từ ngày 19.4 đến ngày 29.5 hàng năm và đạt cực đại vào khoảng ngày 5 - 6.5. Trong những ngày cao điểm, trận mưa sao băng có thể tạo ra hàng trăm "vụ nổ”, hầu hết trong số đó bị đốt cháy trong bầu khí quyển”.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), những thiên thạch này là mảnh vụn đá do Sao chổi Halley để lại, có thể nhìn thấy từ Trái đất sau 75 - 79 năm.
Derrick Pitts nói: “Trường hợp thiên thạch rơi xuống nhà dân gần như nguyên vẹn để con người có thể cầm nắm được là rất hiếm”.
Các thiên thạch đi vào bầu khí quyển của Trái đất mọi lúc, nhưng hầu hết đều bốc cháy trước khi chạm đất.
Vào năm 2015, một thiên thạch nặng 712 gram đã đâm vào một ngôi nhà ở San Carlos (Uruguay), phá hủy một chiếc giường và tivi. Năm 2021, một phụ nữ ở British Columbia (Canada) bị đánh thức khi một mảnh thiên thạch phát nổ giữa không trung, gây ra một quả cầu lửa và một hòn đá bằng nắm tay rơi vào giường.
Sự kiện thiên thạch gây ra nhiều thương tích xảy ra tháng 2.2013 ở thành phố Chelyabinsk (Nga). Một thiên thạch có đường kính ước 18m lao vào bầu khí quyển của Trái đất và phát nổ trên bầu trời.
Theo NASA, quả cầu lửa đã thổi bay các cửa sổ và làm hư hại các tòa nhà, khiến hơn 1.600 người bị thương do kính và mảnh vụn.