Văn hóa

Văn học - Nghệ thuật

Tuyệt tác tranh Mandala - khi nghệ thuật thuộc về sự giác ngộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghệ thuật vẽ tranh Mandala từ lâu đã trở thành trào lưu và là nơi để các nghệ nhân thả hồn vào các tác phẩm nghệ thuật.

Mandala là một hình thức nghệ thuật bắt nguồn từ truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Trong tiếng Phạn "Mandala" mang nghĩa là vòng tròn, nơi lưu giữ sự tinh túy và cội nguồn của cuộc sống.


 

 
 
 
 



Mandala có thể đơn giản hoặc phức tạp, có thể được sơn, khắc hoặc tạo ra trong hầu hết các hình thức nghệ thuật. Thế nên, vẽ mandala là một cách tuyệt vời để người nghệ nhân có thể kết nối với những sự việc đang diễn ra bên trong tâm trí của mình thông qua các kí hiệu, các hình ảnh và các vòng tròn.

 

 
 
 
 
 




Mandala mang tính biểu tượng cho vũ trụ bên ngoài mà chúng ta vẫn biết. Tổ hợp những vòng tròn và hình vẽ kí hiệu trong Mandala còn thể hiện của vũ trụ nhỏ bên trong người nghệ nhân là nơi phô diễn bản chất của mỗi người. Nói đúng hơn là sự "giác ngộ" của cá nhân.

 

 
 
 
 




Mỗi một tác phẩm Mandala đều được xây dựng dựng trên hệ thống trí tuệ của người vẽ, ẩn giấu bên trong là cái tâm của người sáng tạo. Những họa tiết trong Mandala thường tương đồng với cảm xúc, tình trạng thể chất và tâm lý của người vẽ.

 

 




Thế nên, muốn hiểu được "bản ngã vô tri" của chính mình, hãy tự họa một bức Mandala khi có thể!

 

Mộc Liên (Thế Giới Trẻ)

Có thể bạn quan tâm