Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Vì sao voi ma mút khổng lồ bị tuyệt chủng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Voi ma mút tồn tại ở thế Pliocen (thế Thượng Tân), khoảng 4,8 triệu năm đến 4.500 năm trước. Trước khi bị tuyệt chủng, loài voi này sống trải đều trên Trái Đất trong giai đoạn cuối kỷ Băng Hà.

Voi ma mút tồn tại ở thế Pliocen (thế Thượng Tân), khoảng 4,8 triệu năm đến 4.500 năm trước. Trước khi bị tuyệt chủng, loài voi này sống trải đều trên Trái Đất trong giai đoạn cuối kỷ Băng Hà. Theo nhà cổ sinh vật học người Đức, giáo sư Ralf-Dietrich Kahlke, duy nhất loài bò rừng (Bison priscus) có phạm vi phân bố rộng như loài voi ma mút trong thời kỳ cuối của kỷ Băng Hà.
Voi ma mút tồn tại ở thế Pliocen (thế Thượng Tân), khoảng 4,8 triệu năm đến 4.500 năm trước. Trước khi bị tuyệt chủng, loài voi này sống trải đều trên Trái Đất trong giai đoạn cuối kỷ Băng Hà. Theo nhà cổ sinh vật học người Đức, giáo sư Ralf-Dietrich Kahlke, duy nhất loài bò rừng (Bison priscus) có phạm vi phân bố rộng như loài voi ma mút trong thời kỳ cuối của kỷ Băng Hà.

So với loài voi hiện nay, voi ma mút có đặc điểm khác biệt khá lớn. Voi có bộ lông rất dày và dài (khoảng 50 cm), ngà dài hơn hiện tại (có thể đạt 3,5 m). Răng voi ma mút rất dài, cong, quặp vào trong (dài nhất tới 5 cm). Chân sau ngắn nên trọng tâm toàn thân nghiêng về phía sau, vai nhô cao.
So với loài voi hiện nay, voi ma mút có đặc điểm khác biệt khá lớn. Voi có bộ lông rất dày và dài (khoảng 50 cm), ngà dài hơn hiện tại (có thể đạt 3,5 m). Răng voi ma mút rất dài, cong, quặp vào trong (dài nhất tới 5 cm). Chân sau ngắn nên trọng tâm toàn thân nghiêng về phía sau, vai nhô cao.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Cổ sinh vật học Senckenberg (Weimar) ở Đức, bàn chân của voi ma mút chỉ có 4 ngón, ít hơn một ngón so với các loài voi hiện nay.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Cổ sinh vật học Senckenberg (Weimar) ở Đức, bàn chân của voi ma mút chỉ có 4 ngón, ít hơn một ngón so với các loài voi hiện nay.

Loài voi ma mút được phát hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới vào cuối kỷ Băng Hà, bao gồm: Bồ Đào Nha, dọc khu vực Trung và Đông Âu, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, vùng Siberia, phía Tây nước Mỹ, Đông Canada và Bắc Cực.
Loài voi ma mút được phát hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới vào cuối kỷ Băng Hà, bao gồm: Bồ Đào Nha, dọc khu vực Trung và Đông Âu, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, vùng Siberia, phía Tây nước Mỹ, Đông Canada và Bắc Cực.

Voi ma mút Colombia là một trong những thành viên cuối cùng của loài này tuyệt chủng khoảng 9.000 năm trước. Theo các nhà khoa học, voi ma mút Colombia nặng từ 7-9 tấn, lớn hơn voi hiện nay. Theo Telegraph, hóa thạch lớn nhất của một con voi ma mút nặng đến 10 tấn, từng được tìm thấy ở Mexico năm 2016.
Voi ma mút Colombia là một trong những thành viên cuối cùng của loài này tuyệt chủng khoảng 9.000 năm trước. Theo các nhà khoa học, voi ma mút Colombia nặng từ 7-9 tấn, lớn hơn voi hiện nay. Theo Telegraph, hóa thạch lớn nhất của một con voi ma mút nặng đến 10 tấn, từng được tìm thấy ở Mexico năm 2016.

Voi ma mút là động vật ăn cỏ và các loài cây thuộc ngành thông. Người ta cũng cho rằng ngoài cỏ, voi ma mút Columbia ăn các loại quả lớn ở Bắc Mỹ.
Voi ma mút là động vật ăn cỏ và các loài cây thuộc ngành thông. Người ta cũng cho rằng ngoài cỏ, voi ma mút Columbia ăn các loại quả lớn ở Bắc Mỹ.

Voi ma mút có chu kỳ mang thai khoảng 22 tháng và chỉ sinh ra một con. Khi trưởng thành, voi cái sống thành bầy, voi đực thường sống đơn lẻ.
Voi ma mút có chu kỳ mang thai khoảng 22 tháng và chỉ sinh ra một con. Khi trưởng thành, voi cái sống thành bầy, voi đực thường sống đơn lẻ.

Đến nay, loài người vẫn chưa tìm ra được đáp án chính xác về nguyên nhân tuyệt chủng của voi ma mút. Nhiều ý kiến được đưa ra để giải thích cho hiện tượng này như băng tan làm môi trường sống bị thu hẹp, nhiệt độ nóng lên làm voi ma mút chết hàng loạt. Một số ý kiến khác cho rằng có thể voi ma mút bị dịch bệnh truyền nhiễm chết hàng loại, hoặc cũng có thể do con người săn bắt quá mức.
Đến nay, loài người vẫn chưa tìm ra được đáp án chính xác về nguyên nhân tuyệt chủng của voi ma mút. Nhiều ý kiến được đưa ra để giải thích cho hiện tượng này như băng tan làm môi trường sống bị thu hẹp, nhiệt độ nóng lên làm voi ma mút chết hàng loạt. Một số ý kiến khác cho rằng có thể voi ma mút bị dịch bệnh truyền nhiễm chết hàng loại, hoặc cũng có thể do con người săn bắt quá mức.
Hà Sơn (Theo Zingnews/Dân Việt)
https://danviet.vn/vi-sao-voi-ma-mut-khong-lo-bi-tuyet-chung-20210123181644801.htm

Có thể bạn quan tâm