Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Việt Nam có xem được nguyệt thực nửa tối kỳ thú đêm 4.7 không?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nguyệt thực nửa tối vào dịp trăng tròn tháng 7.2020 sẽ xảy ra vào đêm 4.7 sáng 5.7.
Ảnh nguyệt thực toàn phần tháng 1.2019. Nguyệt thực đêm 4.7 sẽ là nguyệt thực nửa tối. Ảnh: AFP.
Ảnh nguyệt thực toàn phần tháng 1.2019. Nguyệt thực đêm 4.7 sẽ là nguyệt thực nửa tối. Ảnh: AFP.
Nguyệt thực nửa tối đêm 4.7 được đặt tên là nguyệt thực Trăng Hươu (Buck Moon).
Nguyệt thực trong dịp trăng tròn tháng 7 này sẽ có thể được nhìn thấy khắp Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Tuy nhiên, ở nhiều khu vực của Châu Âu và Châu Á không thể quan sát được hiện tượng này, theo CNET. 
Ở Bắc Mỹ, nguyệt thực nửa tối bắt đầu lúc 23h04 đêm 4.7 và kết thúc lúc 1h56 sáng 5.7, giờ địa phương, The Old Farmer's Almanac cho hay.
Tuy nhiên, người yêu thiên văn ở vùng cực bắc của Canada hoặc ở Alaska, Mỹ cũng sẽ không thể xem được hiện tượng nguyệt thực nửa tối kỳ thú này. 
Nguyệt thực toàn phần sẽ che khuất mặt trăng, khác với nguyệt thực nửa tối vào cuối tuần này. Với dạng nguyệt thực nửa tối, mặt trăng sẽ di chuyển qua vùng nửa tối của trái đất. Kết quả là ánh trăng sẽ mờ và mặt trăng sẽ tối hơn so với bình thường.
Trăng tròn mỗi tháng trong năm đều được đặt tên riêng. Trăng tròn vào tháng 7 được gọi là Trăng Hươu bởi đây là giai đoạn mà sừng hươu phát triển đầy đủ. Trăng tròn tháng 7 cũng còn có tên gọi khác là Trăng Sấm Sét (Thunder Moon) bởi có rất nhiều giông bão vào tháng 7. 
Đợt trăng tròn tiếp theo sau ngày 4.7 sẽ diễn ra ngày 3.8 được gọi là Trăng Cá Tầm (Sturgeon Moon). Trăng Cá Tầm được đặt tên dựa vào khoảng thời gian khi các bộ lạc bản địa Châu Mỹ có thể bắt cá dễ dàng.
HẢI ANH (LĐO)
https://laodong.vn/the-gioi/viet-nam-co-xem-duoc-nguyet-thuc-nua-toi-ky-thu-dem-47-khong-816925.ldo

Có thể bạn quan tâm