Lượng đường huyết của dưa hấu tương đối thấp, chỉ khoảng 4,2 nên việc tác động đến lượng đường trong máu sẽ không quá lớn, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn. Tuy nhiên, để tránh gây hại cho sức khoẻ, người bệnh cần lưu ý một số điều khi ăn dưa hấu.
Kiểm soát việc ăn dưa hấu
Mặc dù bệnh nhân tiểu đường có thể ăn dưa hấu nhưng không có nghĩa là bệnh nhân có thể ăn dưa hấu với số lượng lớn trong một lần.
Dưa hấu cũng là một loại thực phẩm có đường, ăn quá nhiều cũng sẽ dẫn đến cơ thể nạp quá nhiều đường và nước, làm tăng gánh nặng cho thận của người bệnh, tăng số lần đi tiểu, gây dao động đường huyết.
Do đó, nếu bệnh nhân tiểu tháo đường muốn ăn dưa hấu thì có thể ăn tối đa 200gr mỗi ngày, không nên quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu dao động.
Ăn dưa hấu khi lượng đường trong máu ổn định
Nếu lượng đường huyết của người bệnh tiểu đường đang trong thời kỳ bất ổn, tốt nhất nên tránh ăn dưa hấu và bất kỳ thực phẩm nào có chứa đường.
Để lượng đường trong máu trở lại trạng thái bình thường càng sớm càng tốt, người bệnh nên kiểm soát chặt chẽ việc ăn uống, điều chỉnh chế độ ăn uống, đợi đến khi lượng đường trong máu ổn định thì mới được ăn một lượng nhỏ dưa hấu.
Ăn dưa hấu sau các bữa ăn
Tốt nhất bệnh nhân tiểu đường nên ăn dưa hấu sau các bữa ăn khoảng 1-2 giờ, vì trong khoảng thời gian này, dạ dày đã tiêu hóa gần hết thức ăn cũ, người bệnh ăn ít dưa hấu sẽ không làm đường huyết tăng cao đột ngột.
Ngoài dưa hấu, bạn cũng có thể ăn các loại trái cây khác với lượng nhỏ để giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng.
Nên giảm ăn thực phẩm khác sau khi ăn dưa hấu
Nếu bệnh nhân tiểu đường nhận thấy lượng đường trong máu của họ tăng cao đáng kể sau khi ăn dưa hấu, họ nên cố gắng giảm lượng thực phẩm chủ yếu vào bữa ăn tiếp theo.
Chỉ bằng cách này, lượng đường trong máu tăng cao mới có thể được hạ xuống và giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường, tránh làm trầm trọng thêm các tổn thương mãn tính cho cơ thể.
Theo Hạ Mây (THEO ABOLUOWANG/LĐO)