Biết ơn nghề cho tôi được chạm vào cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- 20 năm trước, khi vừa tốt nghiệp đại học, tôi về nộp đơn xin việc ở Báo Gia Lai. Đi đâu rồi cũng muốn quay về và như một cơ duyên mà tôi gắn bó với Báo Gia Lai từ đó đến nay. Ngoái nhìn chặng đường đã qua, cảm xúc lớn nhất mà tôi nhận về chính là lòng biết ơn. Biết ơn nghề báo đã cho tôi được chạm vào cuộc sống một cách nhiều nhất có thể, để ngày mỗi ngày thêm trưởng thành.
Ngày đầu tiên về Báo Gia Lai nhận việc, tôi được phân công ngồi đọc báo suốt 2 tuần để nắm bắt thời sự địa phương và cái gu của báo để tiếp cận với công việc. Rồi qua sự hướng dẫn tận tình của những đồng nghiệp đi trước, tôi mới dần hiểu rõ thêm về vị trí địa lý, tình hình kinh tế-xã hội các địa phương trong tỉnh.
Cả một chân trời mới mẻ về quê hương mình bất ngờ mở ra mà nếu không đến với nghề báo hoặc quyết định bám trụ ở TP. Hồ Chí Minh thì tôi đã có rất ít cơ hội được biết đến. Tuổi trẻ có ngại gì những cung đường xa xôi? Tôi vẫn nhớ những ngày bạt gió rong ruổi xe máy cả trăm cây số về các huyện phía Đông tỉnh, dã quỳ ràn rạt hai bên đường và nắng vàng óng ánh. Thả mình vào thực tế rộng lớn, tôi khám phá ra rằng xứ sở cao nguyên này không chỉ đẹp bởi thiên nhiên khoáng đạt mà còn giàu bản sắc văn hóa 44 dân tộc anh em tụ họp, đông đảo nhất là cộng đồng Bahnar và Jrai. Hăm hở xuống làng, tôi ngỡ ngàng trước những mái nhà rông vời vợi, những ngôi nhà sàn ấm hơi bếp lửa, gặp gỡ các nghệ nhân kể khan, dệt thổ cẩm, đan gùi… ăn chén cơm lỡ bữa ngon nhất trong đời với cà đắng giã muối ớt, uống cang rượu ghè thơm nồng mùa tang amang (Mừng lúa mới) hay cùng hòa chung vòng xoang…   
Nhưng không chỉ tuyền vẻ mơ màng, cuộc sống cũng phơi bày sự khắc nghiệt đến trần trụi. Tôi đã hiểu ra điều ấy khi gặp một cậu bé chăn bò bị quả mìn sót lại sau chiến tranh tước đi một phần thân thể; một cô bé nghèo khó, bệnh tật mơ ngày được cắp sách đến trường; những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi khi còn đỏ hỏn; thân phận buồn như một chiều cuối ngày của những nữ thanh niên xung phong làm mẹ đơn thân hoặc không chồng không con... Cũng chợt nhận ra mình không thể quay đi trước một ngôi làng truyền thống đẹp như tranh vẽ bị chìm lấp vào cỏ cây hoang vắng; vài nghệ nhân ra đi trong lặng lẽ khi chưa kịp truyền hết vốn liếng văn hóa cho lớp con cháu; những hủ tục khiến bao gia đình lao đao; một số buôn làng “trắng” cồng chiêng... Chúng là sự phản tỉnh về những giá trị văn hóa Tây Nguyên đang chịu sự tác động của nhịp sống hiện đại. Tất cả giúp tôi dần nhận rõ những chiều kích khác nhau của đời sống, từ đó trưởng thành hơn trong suy nghĩ, cảm xúc và lối viết.   
Biết ơn nghề cho tôi được chạm vào cuộc sống (GLO)- 20 năm trước, khi vừa tốt nghiệp đại học, tôi về nộp đơn xin việc ở Báo Gia Lai. Đi đâu rồi cũng muốn quay về và như một cơ duyên mà tôi gắn bó với Báo Gia Lai từ đó đến nay. Ngoái nhìn chặng đường đã qua, cảm xúc lớn nhất mà tôi nhận về chính là lòng biết ơn. Biết ơn nghề báo đã cho tôi được chạm vào cuộc sống một cách nhiều nhất có thể, để ngày mỗi ngày thêm trưởng thành. Ngày đầu tiên về Báo Gia Lai nhận việc, tôi được phân công ngồi đọc báo suốt 2 tuần để nắm bắt thời sự địa phương và cái gu của báo để tiếp cận với công việc. Rồi qua sự hướng dẫn tận tình của những đồng nghiệp đi trước, tôi mới dần hiểu rõ thêm về vị trí địa lý, tình hình kinh tế-xã hội các địa phương trong tỉnh. Cả một chân trời mới mẻ về quê hương mình bất ngờ mở ra mà nếu không đến với nghề báo hoặc quyết định bám trụ ở TP. Hồ Chí Minh thì tôi đã có rất ít cơ hội được biết đến. Tuổi trẻ có ngại gì những cung đường xa xôi? Tôi vẫn nhớ những ngày bạt gió rong ruổi xe máy cả trăm cây số về các huyện phía Đông tỉnh, dã quỳ ràn rạt hai bên đường và nắng vàng óng ánh. Thả mình vào thực tế rộng lớn, tôi khám phá ra rằng xứ sở cao nguyên này không chỉ đẹp bởi thiên nhiên khoáng đạt mà còn giàu bản sắc văn hóa 44 dân tộc anh em tụ họp, đông đảo nhất là cộng đồng Bahnar và Jrai. Hăm hở xuống làng, tôi ngỡ ngàng trước những mái nhà rông vời vợi, những ngôi nhà sàn ấm hơi bếp lửa, gặp gỡ các nghệ nhân kể khan, dệt thổ cẩm, đan gùi… ăn chén cơm lỡ bữa ngon nhất trong đời với cà đắng giã muối ớt, uống cang rượu ghè thơm nồng mùa tang amang (Mừng lúa mới) hay cùng hòa chung vòng xoang… Nhưng không chỉ tuyền vẻ mơ màng, cuộc sống cũng phơi bày sự khắc nghiệt đến trần trụi. Tôi đã hiểu ra điều ấy khi gặp một cậu bé chăn bò bị quả mìn sót lại sau chiến tranh tước đi một phần thân thể; một cô bé nghèo khó, bệnh tật mơ ngày được cắp sách đến trường; những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi khi còn đỏ hỏn; thân phận buồn như một chiều cuối ngày của những nữ thanh niên xung phong làm mẹ đơn thân hoặc không chồng không con... Cũng chợt nhận ra mình không thể quay đi trước một ngôi làng truyền thống đẹp như tranh vẽ bị chìm lấp vào cỏ cây hoang vắng; vài nghệ nhân ra đi trong lặng lẽ khi chưa kịp truyền hết vốn liếng văn hóa cho lớp con cháu; những hủ tục khiến bao gia đình lao đao; một số buôn làng “trắng” cồng chiêng... Chúng là sự phản tỉnh về những giá trị văn hóa Tây Nguyên đang chịu sự tác động của nhịp sống hiện đại. Tất cả giúp tôi dần nhận rõ những chiều kích khác nhau của đời sống, từ đó trưởng thành hơn trong suy nghĩ, cảm xúc và lối viết. Được sự tin tưởng, tạo điều kiện của lãnh đạo cơ quan, biên độ làm nghề của tôi dần được mở rộng với những chuyến lên rừng, xuống biển: từ những ngày lặn lội trong rừng Kon Ka Kinh theo dấu voọc chà vá chân xám đến chuyến lênh đênh cả tháng trời trên sóng nước Trường Sa; tham gia phản ánh những hoạt động văn hóa lớn như Festival hoa Đà Lạt, Festival Huế, các sự kiện chính trị-xã hội nổi bật… Với những cơ hội quý giá ấy, bỏ lại đằng sau “tư duy báo tỉnh” được nhắc đến đâu đó, chúng tôi biết rằng mình đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với đồng nghiệp trong cả nước. Nghề báo cũng đặt ra nhiều trăn trở để chọn một hướng đi phù hợp. Đã có những đồng nghiệp dũng cảm, chấp nhận mạo hiểm khi chọn theo đuổi con đường đấu tranh với tiêu cực. Nhưng nhiều năm tháng làm nghề còn giúp tôi nhận ra sự thiết yếu của tuyến bài phản ánh vẻ đẹp con người, vùng đất cùng sự đi lên và đổi thay hoặc đơn giản là sự tử tế, lòng nhân ái hay những câu chuyện truyền cảm hứng sống mạnh mẽ. Không thể không kể đến những cực đoan, thiếu sót mà bản thân đã mắc phải trong nghề. Đó là “học phí” phải trả cho sự trưởng thành nhưng may sao tôi luôn được đồng nghiệp thương mến, cảm thông và hỗ trợ tận tình. Trong hành trình bắt buộc phải làm mới mình liên tục và sáng tạo không ngừng nhằm góp phần nâng cao chất lượng tờ báo, phục vụ bạn đọc, mỗi người viết chúng tôi luôn tự nhủ phải đọc và học nhiều hơn nữa. Thực tế luôn có “những con ếch già nua xem miệng giếng là cả một bầu trời”. Chúng tôi không muốn tự giới hạn bầu trời của mình theo cách đó. Phải là cánh chim tự do, bản lĩnh thì mới biết bầu trời kia cao rộng đến nhường nào. Cảm ơn nghề báo đã làm nên tôi của ngày hôm nay với đầy đủ những trải nghiệm cần có để lớn lên, để góp sức dù là nhỏ bé từ ngòi bút của mình. Nhìn lại mọi thứ, tôi luôn thấy mình may mắn khi được là một phần, được đồng hành trong hành trình 75 năm hình thành và đi tới của một cơ quan báo Đảng luôn hướng đến mục tiêu “cách mạng, chuyên nghiệp, nhân văn”. PHƯƠNG DUYÊN Tác giả (ở giữa) trong chuyến tác nghiệp cùng nhóm nghiên cứu voọc chà vá chân xám tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Lam Nguyên
Tác giả (ở giữa) trong chuyến tác nghiệp cùng nhóm nghiên cứu voọc chà vá chân xám tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Lam Nguyên
Được sự tin tưởng, tạo điều kiện của lãnh đạo cơ quan, biên độ làm nghề của tôi dần được mở rộng với những chuyến lên rừng, xuống biển: từ những ngày lặn lội trong rừng Kon Ka Kinh theo dấu voọc chà vá chân xám đến chuyến lênh đênh cả tháng trời trên sóng nước Trường Sa; tham gia phản ánh những hoạt động văn hóa lớn như Festival hoa Đà Lạt, Festival Huế, các sự kiện chính trị-xã hội nổi bật… Với những cơ hội quý giá ấy, bỏ lại đằng sau “tư duy báo tỉnh” được nhắc đến đâu đó, chúng tôi biết rằng mình đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với đồng nghiệp trong cả nước.
Nghề báo cũng đặt ra nhiều trăn trở để chọn một hướng đi phù hợp. Đã có những đồng nghiệp dũng cảm, chấp nhận mạo hiểm khi chọn theo đuổi con đường đấu tranh với tiêu cực. Nhưng nhiều năm tháng làm nghề còn giúp tôi nhận ra sự thiết yếu của tuyến bài phản ánh vẻ đẹp con người, vùng đất cùng sự đi lên và đổi thay hoặc đơn giản là sự tử tế, lòng nhân ái hay những câu chuyện truyền cảm hứng sống mạnh mẽ.
Tác giả (thứ 2 từ phải sang) trong chuyến tác nghiệp tại Trường Sa. Ảnh: Lam Nguyên
Tác giả (thứ 2 từ phải sang) trong chuyến tác nghiệp tại Trường Sa. Ảnh: Lam Nguyên
Không thể không kể đến những cực đoan, thiếu sót mà bản thân đã mắc phải trong nghề. Đó là “học phí” phải trả cho sự trưởng thành nhưng may sao tôi luôn được đồng nghiệp thương mến, cảm thông và hỗ trợ tận tình. Trong hành trình bắt buộc phải làm mới mình liên tục và sáng tạo không ngừng nhằm góp phần nâng cao chất lượng tờ báo, phục vụ bạn đọc, mỗi người viết chúng tôi luôn tự nhủ phải đọc và học nhiều hơn nữa. Thực tế luôn có “những con ếch già nua xem miệng giếng là cả một bầu trời”. Chúng tôi không muốn tự giới hạn bầu trời của mình theo cách đó. Phải là cánh chim tự do, bản lĩnh thì mới biết bầu trời kia cao rộng đến nhường nào. 
Cảm ơn nghề báo đã làm nên tôi của ngày hôm nay với đầy đủ những trải nghiệm cần có để lớn lên, để góp sức dù là nhỏ bé từ ngòi bút của mình. Nhìn lại mọi thứ, tôi luôn thấy mình may mắn khi được là một phần, được đồng hành trong hành trình 75 năm hình thành và đi tới của một cơ quan báo Đảng luôn hướng đến mục tiêu “cách mạng, chuyên nghiệp, nhân văn”.
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm