Chuẩn hóa giáo sư, phó giáo sư năm 2017 - những việc cần làm ngay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nếu lấy tiêu chuẩn chức danh GS/PGS theo “hệ quy chiếu 174/2008/QĐ-TTg” làm thước đo, thì 1.226 GS/PGS năm 2017 là hoàn toàn xứng đáng. Tuy nhiên Quyết định 174 được soạn thảo cách đây 10 năm đã quá lạc hậu, quá dễ dàng, tiêu chuẩn quá thấp, hầu như ai có học vị Tiến sĩ, vài năm sau đều trở thành PGS, PGS trở nên phổ cập, “sống lâu có thể lên lão làng”.

Việc đầu tiên của năm 2018 là tạm dừng xét chức danh GS/PGS để tập trung hoàn thiện bản dự thảo tiêu chuẩn xét chức danh GS/PGS mới
Việc đầu tiên của năm 2018 là tạm dừng xét chức danh GS/PGS để tập trung hoàn thiện bản dự thảo tiêu chuẩn xét chức danh GS/PGS mới
Nâng cao chất lượng GS/PGS theo hướng hội nhập Quốc tế là chủ đề được nhiều hội thảo bàn đến suốt 10 năm qua đến nay vẫn chưa có hồi kết. Đầu năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử sau khi xét chức danh GS/PGS, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát lại quy trình bổ nhiệm GS/PGS, điều đó cho thấy chủ đề này đang rất nóng hiện nay.
Trong bài viết này tác giả sẽ tản mạn vài sự kiện GS/PGS để từ đó đưa ra những giải pháp chuẩn hóa GS/PGS 2017 theo hướng hội nhập Quốc tế nhằm giảm bớt gánh nặng xã hội.
Kết quả rà soát theo chỉ đạo của Thủ tướng
HĐCDGS Nhà nước đang rà soát để ngày 28/2/2018 báo cáo Thủ tướng về con số 1.226 GS/PGS năm 2017. Tuy nhiên giới thạo tin và báo chí truyền thông đều chung nhau dự đoán báo cáo của Bộ Giáo dục sẽ là :
- Kết quả rà soát KHÔNG THAY ĐỔI, 1.226 GS/PGS năm 2017 hoàn toàn xứng đáng được phong tặng và chất lượng GS/PGS được nâng lên nhiều so với 2016.
- 28 HĐCDGS ngành, liên ngành làm việc nghiêm túc đầy tinh thần trách nhiệm, không xảy ra tiêu cực.
- Gia tăng số lượng GS/PGS 2017 so với năm 2016 là do lùi thời gian xét chậm lại 6 tháng, là yếu tố khách quan.
Nếu dư luận thắc mắc, vì sao năm 2017 không triển khai xét chức danh GS/PGS theo như dự thảo mới với tiêu chuẩn cao hơn mà vẫn sử dụng các tiêu chuẩn theo quy định 174… thì Bộ Giáo dục & HĐCDGS nhà nước sẽ giải thích: do có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều quan điểm chưa thống nhất với dự thảo mới nên chưa thể triển khai trong đợt xét GS/PGS 2017.
Sau khi nhận được báo cáo, Thủ tướng sẽ yêu cầu Bộ Giáo dục & HĐCDGS nhà nước tổ chức RÚT KINH NGHIỆM nghiêm túc, không để dư luận xã hội đánh giá không tốt về quy trình xét GS/PGS năm 2017, làm bài học cho đợt xét GS/PGS năm 2018. Ý kiến của Thủ tướng là ý kiến cuối cùng, không còn ai được tranh cãi nữa.
Vài ý kiến về chất lượng 1.226 GS/PGS năm 2017
Nếu lấy tiêu chuẩn chức danh GS/PGS theo “hệ quy chiếu 174/2008/QĐ-TTg” làm thước đo, thì 1.226 GS/PGS năm 2017 là hoàn toàn xứng đáng. Tuy nhiên Quyết định 174 được soạn thảo cách đây 10 năm đã quá lạc hậu, quá dễ dàng, tiêu chuẩn quá thấp, hầu như ai có học vị Tiến sĩ, vài năm sau đều trở thành PGS, PGS trở nên phổ cập, “sống lâu có thể lên lão làng”.
Trình độ ngoại ngữ của các ứng viên GS/PGS rất khó đánh giá, thước đo không rõ ràng, hoàn toàn lệ thuộc vào cách đánh giá của các thành viên HĐCDGS. Trong khi trình độ ngoại ngữ của một số thành viên HĐCDGS cơ sở, ngành, liên ngành còn “khiêm tốn”, chưa đạt chuẩn. Vì vậy dư luận xã hội có quyền hoài nghi về năng lực ngoại ngữ của các GS/PGS năm 2017.
Giải pháp chuẩn hóa 1.226 GS/PGS năm 2017
Việc đầu tiên của năm 2018 là tạm dừng xét chức danh GS/PGS để tập trung hoàn thiện bản dự thảo tiêu chuẩn xét chức danh GS/PGS mới. (trong bài này chỉ quan tâm đến chức danh PGS, chức danh GS sẽ được bàn ở bài khác)
Bản dự thảo quá dài, tuy nhiên có 3 tiêu chí cứng của chức danh PGS là không được thay đổi :
- Có chứng chỉ Anh văn Quốc tế TOEFL 65 hoặc IELTS 5.5.
- Có ít nhất 01 bài báo khoa học công bố trên tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI/Scopus
- Có tối thiểu 8.0 điểm khoa học quy đổi trở lên
Sau đó rà soát 1.141 PGS theo tiêu chuẩn mới trong dự thảo.
Dựa vào các hồ sơ của 1.141 PGS từ các HĐCDGS ngành gửi lên, văn phòng HĐCDGS nhà nước sử dụng phần mềm máy tính để đối chiếu với 03 tiêu chí cứng trên, lọc ra các PGS có đồng thời 3 tiêu chí đó để Chủ tịch HĐCDGS nhà nước ký giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS. Theo dự đoán của tác giả có khoảng trên 700 PGS 2017 thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chí trên.
Cuối cùng là chuẩn hóa PGS cho những PGS năm 2017.
HĐCDGS nhà nước sẽ thông báo cho từng PGS 2017 còn lại, nói rõ PGS còn thiếu tiêu chí cứng nào chưa đạt và yêu cầu PGS đó phấn đấu hoàn thành các tiêu chí đó trong thời gian 2 năm, từ 3/2018 đến tháng 12-2019.
Những PGS năm 2017 không phải làm bất cứ một thủ tục giấy tờ nào, không phải trình bày lại ở các HĐCDGS mà chỉ chuyên tâm hoàn thành các tiêu chí còn thiếu. PGS nào hoàn thành các tiêu chí trên sớm, được hưởng lương giảng viên cao cấp sớm, PGS nào làm chậm sẽ chấp nhận hưởng lương giảng viên cao cấp muộn hơn.
Những PGS năm 2017 khi hoàn thành đồng thời 3 tiêu chí cứng trên hoàn toàn xứng đáng nhận giấy chứng nhận PGS.
Tiến đến Việt Nam chỉ xét một loại chức danh Giáo sư
Trước đây, theo hệ thống học vị của các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam có học vị Phó Tiến sĩ và học vị Tiến sĩ. Từ năm 1999, Việt Nam thống nhất quy định gọi phó tiến sĩ là Tiến sĩ, những Tiến sĩ cũ được gọi là Tiến sĩ khoa học. Tuy nhiên trong thực tế, 20 năm qua, rất ít người đạt học vị Tiến sĩ làm tiếp luận án Tiến sĩ Khoa học vì quá nhiêu khê, mất thời gian và tốn kém vô cùng.
Nếu đề việc xét chức danh PGS rồi đến GS như thời gian vừa qua cũng gây phiền hà, mất thời gian của các nhà khoa học và tốn kém cho xã hội. Nhiều người chạy theo các chức danh PGS rồi đến chức danh GS mà lơ là ảnh hưởng đến công tác giảng dạy ở TRường. Vì vậy nên chăng Việt Nam chỉ nên tồn tại chức danh Giáo sư mới với những tiêu chuẩn gồm 4 tiêu chí cứng là
- Có chứng chỉ Anh văn Quốc tế TOEFL 75 hoặc IELTS 6.5.
- Có ít nhất 04 bài báo khoa học công bố trên tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI/Scopus
- Có tối thiểu 15 điểm khoa học quy đổi trở lên
- Có đóng góp cho công tác giảng dạy Đại học, đào tạo Thạc sĩ, hướng dẫn nghiên cứu sinh với những quy định cụ thể được các cơ sở đào tạo xác nhận.
Hồ sơ của các ứng viên chức danh Giáo sư mới phải được viết bằng Tiếng Anh và công khai trên mạng xã hội hàng năm để các nhà khoa học trong nước và giới học thuật Quốc tế giám sát và đánh giá trước khi được HĐCDGS xét duyệt.
Khi đó, những Giáo sư cũ được xét giai đoạn trước 2017, trong thời kỳ quá độ được tạm gọi là Giáo sư Cao cấp.
Những người đạt chức danh Giáo sư mới hoàn toàn xứng đáng được chuyển thành giảng viên Cao cấp.
Với cách làm này sẽ không bao giờ xảy ra sự gia tăng đột biến GS/PGS như năm 2017, phù hợp với thông lệ và sẽ nhận được sự đồng tình cao của dư luận xã hội và Quốc tế. Tác giả hy vọng ý kiến này được lãnh đạo Bộ Giáo dục quan tâm nghiên cứu.
Ngô Tứ Thành–Đại học Bách khoa Hà Nội
(Dantri)

Có thể bạn quan tâm