Khoa học - Công nghệ

Gia Lai: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phát triển tài sản trí tuệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Để chuyển tải kịp thời các thông tin về hoạt động phát triển tài sản trí tuệ, Sở KH-CN đã từng bước đẩy mạnh triển khai, đổi mới hướng tiếp cận phù hợp, đa dạng và linh hoạt.

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo tại địa phương, năm 2023, Sở KH-CN đã triển khai tổ chức 4 lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các đối tượng hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức 8 lớp tập huấn, tuyên truyền về SHTT và đổi mới sáng tạo khởi nghiệp với hơn 800 học viên tham dự.

Hội thảo “Quản lý, khai thác, phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Ảnh: Trần Dung

Hội thảo “Quản lý, khai thác, phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Ảnh: Trần Dung

Trên các trang thông tin đại chúng, Sở tập trung chủ yếu vào mục tiêu nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh về việc cần thiết phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động quản lý, phát triển nhãn hiệu chứng nhận đã và đang tiến hành đăng ký bảo hộ, như: Mật ong hoa cà phê Gia Lai; Chanh dây Gia Lai; Chôm chôm Ia Grai; Thuốc lá lá Krông Pa…

Đồng thời, đưa tin về các hoạt động liên quan đến văn bản pháp luật và công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trong nước, trong tỉnh lên trang thông tin điện tử của sở; lồng ghép một số tin tức nổi bật về hoạt động phát triển TSTT đăng tải trên fanpage Sở KH-CN và Cổng thông tin Khởi nghiệp. Qua đó, năm 2023, fanpage thu hút được hơn 1.000 lượt quan tâm; Cổng thông tin Khởi nghiệp thu hút được gần 200.000 lượt truy cập với hơn 300 tin, bài đăng tải.

Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hoạt động phát triển TSTT được triển khai, duy trì thường xuyên, liên tục theo định hướng tiếp cận đa chiều; giúp tiếp cận sâu hơn các chủ thể SHTT khác nhau, góp phần tạo chuyển biến tích cực nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về SHTT.

Có thể bạn quan tâm