Các nhà thiên văn đã phát hiện một quả cầu lửa màu xanh kỳ lạ, rực sáng trên bầu trời ở vùng Pilbara, Tây Australia vào tuần này.
Quả cầu lửa màu xanh kỳ lại rực sáng trên bầu trời Australia. Ảnh: Perth Observatory |
Quả cầu lửa màu cam rồi chuyển sang màu xanh và di chuyển chầm chậm trên bầu trời.
Giải thích về quả cầu lửa kỳ lạ này, ông Glen Nagle, nhà khoa học thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung CSIRO ở thủ đô Canberra, Australia, cho biết, màu xanh của quả cầu lửa là do hàm lượng sắt cao. “Dẫu sao thì đây thực sự là điều kỳ lạ”, ABC News dẫn lời ông.
Nhiều tảng đá vũ trụ chứa sắt và chúng tấn công trái đất mỗi ngày. Tuy nhiên, quả cầu lửa này dường như chỉ “chao liệng” ở trên bầu trời, khiến cho nhiều người suy đoán nó là do con người tạo ra.
Renae Sayers, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Vũ trụ của Đại học Curtin, giải thích, khi một thể màu đỏ trong vũ trụ rơi xuống “chúng ta thường nghĩ những gì chúng ta nhìn thấy là tiếng nổ hoặc tia lửa”.
Theo NASA, để được gọi là “quả cầu lửa”, nó phải tuân theo một số quy định nhất định.
“Khi những viên đá nhỏ bay vào bầu khí quyển của trái đất, hoặc một số hành tinh khác như sao Hỏa, với tốc độ nhanh và bốc cháy, chúng được gọi là thiên thạch. Chúng ta cũng có thể suy luận nó là “sao băng” " - NASA giải thích.
“Đôi khi sao băng xuất hiện sáng hơn cả sao Kim - đó là khi mà chúng ta gọi chúng là “những quả cầu lửa”. Các nhà khoa học ước tính khoảng 44.000 kilogam các vật chất thiên thạch/sao băng rơi xuống trái đất mỗi ngày” - cũng theo NASA.
Đây là lần đầu tiên một quả cầu lửa kỳ lạ được nhìn thấy ở Australia. Năm 2017, một quả cầu tương tự cũng rực sáng trên bầu trời. Thay vì cháy hoặc tấn công mặt đất, nó lại đổi hướng bay vào vũ trụ.
HỒNG HẠNH (LĐO)