Phóng sự - Ký sự

Hồi ức "hạt giống đỏ" trên đất Bắc-Kỳ 2: Lớp học sinh miền Nam ở miền Bắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng 8-1955, Trường Cán bộ Dân tộc miền Nam được thành lập, đóng tại Ngọc Thụy (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Cuối năm 1959, trường chuyển lên đóng tại xã Đồng Tâm (nay thuộc thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) và đổi tên là Trường Đào tạo Cán bộ Dân tộc miền Nam.
Năm học 1961-1962, tôi học lớp 1Đ do cô Tần chủ nhiệm, anh A Hơn làm lớp trưởng. Có mấy đứa cùng Có lần ba lấy bản viết của tôi đưa thầy Khang xem (thầy Khang là giáo viên cấp I, kiêm phụ trách Thiếu niên, Nhi đồng, thầy là người Hà Nội. Thầy có nói với ba là chữ tôi viết rõ, đủ nét, đủ dấu, nhưng chữ viết nhỏ quá, viết to hơn thì đẹp hơn. 
Năm học 1961-1962, tôi học lớp 1Đ do cô Tần chủ nhiệm, anh A Hơn làm lớp trưởng. Có mấy đứa cùng học A Chuông, A Lúa, Đinh Nang, Hil, Mước, Su Ra, Ta Non, A Tần...  Có một lần vào bữa trưa, A Lúa bảo tôi cắn chặt một sợi dây rồi bất ngờ giật mạnh. Ngay lập tức làm bật hai răng cửa của tôi, máu ra đầm đìa, tôi la khóc, ba chạy ra hỏi chuyện gì, mấy đứa sợ bỏ chạy hết, tôi bị ba cho ăn đòn. 
Năm học này, tôi thường chơi với đa số là người Kinh con của các cô chú quản lý, phục vụ của trường như Dũng (Chấp), Lực, Thanh (Thởn) người Bình Định; Ái, Cường (con ông Giáp thợ điện) người miền Bắc… Lúc này, ba làm Hiệu trưởng, bác Ràng (cha cô Kính) làm Hiệu phó, bác Lộc (cô Chiểu) người Bình Định làm Bí thư Trường Dân tộc Trung ương tại Thanh Xuân (Hà Nội).
Cổng Trường Cán bộ Dân tộc miền Nam tại Chi Nê, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Ksor Phước
Năm học 1962-1963, tôi học lớp 1C do thầy Sương chủ nhiệm, thầy có biệt tài viết thạo cả hai tay. Anh Mẫu Bình người dân tộc Raglai lớp trưởng, anh Đinh Lúc lớp phó. Cùng học với tôi toàn các anh lớn tuổi như Rô Ma Xưng, Ma Lim, Đinh Danh, Đinh Vàm, Đinh Một, Đinh Phương, Hồ Xoa, A Vươn, Prăng… Tôi nhớ trong năm học, Bình Ven, Trịnh Sơn, Hồ Tam cùng mấy người nữa do học giỏi và ngoan nên được đến Phủ Chủ tịch thăm Bác Hồ… Năm học này, ba tôi bàn giao chức Hiệu trưởng cho bác Hoàng Đạo Thúy để tiếp tục đi học hết lớp 10 bổ túc văn hóa tại trường của Bộ Giáo dục. Má Chín và hai em H’Nhan, Nham về Chi Nê (huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) ở Trường Đào tạo Cán bộ Dân tộc miền Nam do ông Nay Đer làm hiệu trưởng. Từ đây trở đi lần thứ hai tôi lại sống trong môi trường tập thể. Những ngày đầu nhớ ba, má Chín và các em, tôi buồn lắm nhưng không khóc. Vài hôm rồi quen dần, tôi vui sống cùng các bạn cùng trang lứa.
Tết và hè hàng năm, tôi thường về Chi Nê thăm má Chín và các em. Thời gian này tôi thường ra suối tự tập bơi. Các hộ gia đình trong Trường Đào tạo Cán bộ Dân tộc miền Nam được bố trí ở theo dãy nhà đồng hương cùng dân tộc. Nhà má Chín ở dãy nhà Bahnar, chung một gian đầu hồi với gia đình Măng Đung; giáp tường với nhà chị Nắch anh DjRư (ba, má Giang Hồ Nha, Nhơn, Nghĩa). Cũng ở đây, lần đầu tiên tôi được ăn món lá mì (sắn) giã, nấu theo kiểu của các dân tộc ở Tây Nguyên tại nhà Amị Bua, tôi ăn thấy rất ngon và đến nay vẫn thích.
Từ khi xa gia đình tôi thường lên chơi với anh Đinh Lên (học lớp 7 cùng với anh Đinh Nhoan-cháu gọi bác Đinh Núp bằng cậu) là cháu của má Chín. Anh Đinh Nhoan có tài kể chuyện rất dân dã, vui tính. Cũng từ việc hay đến nhà anh Lên chơi, tôi mới quen biết thêm các bạn mới như anh, em Đinh Ôn, Đinh Ốt, Hrúc (con trai bác Núp), Đinh Lói, Đinh Mùi… là những người cũng thường hay lên chơi với anh Lên.
Các cựu học sinh Trường Cán bộ Dân tộc Miền Nam chụp ảnh với lãnh đạo xã Phúc Trìu, TP. Thái Nguyên vào năm 2019. Ảnh: Ksor Phước
Thường cứ vào tối thứ 7, ở sân trường kề nhà 3 tầng khu sư phạm có vài ba đám đông túm tụm với nhau nghe các anh lớp sư phạm kể chuyện. Đông nhất là đám nghe anh Thanh (người Khmer) kể chuyện. Anh Thanh kể chuyện rất hay, có sức thu hút người nghe...
Thời gian ba học văn hóa và huấn luyện chuẩn bị đi B, ba có gởi tiền cho anh Ksor Chư (người ở xã Ia Rbol, Ayun Pa) tập kết năm 1962 cùng học lớp 1C với tôi) và nhờ anh quan tâm giúp đỡ tôi. Cứ buổi sáng sau giờ tập thể dục, anh Chư đưa tôi 1 hào để ăn sáng. Tôi thường đi bộ ra ngã 3 Thanh Xuân mua 2 khúc bánh cuốn để ăn. Chắc vì vậy đến giờ tôi vẫn thích món bánh cuốn Hà Nội. Thời gian đầu, tối thứ bảy hàng tuần, ba về trường thăm và ngủ với tôi. Những tối không thấy ba về, tôi buồn, nhớ ba và khóc.
Năm học 1963-1964: tôi được lên lớp 2C do thầy Triêm (người dân tộc Pa Hy) chủ nhiệm. Tết năm 1964, cả nhà tôi và gia đình cụ Nay Đer về ăn Tết tại 5B Hoàng Hoa Thám (TP. Hà Nội).
Ở trường bấy giờ chúng tôi thường chơi nhiều môn như: nhảy dây, đá cầu, chơi bắn bi, chơi khăng, lò cò, đánh con cù, thả diều... Tối đến thì chơi trốn tìm, bắn pùm... Từ lâu lắm rồi đến nay, tôi không thấy trẻ em chơi những trò mà ngày xưa chúng tôi hay chơi.
Thứ năm và chủ nhật hàng tuần, chúng tôi thường rủ nhau ra đồng (kề phía sau tường rào của trường) tìm các kênh mương nào có cá thì be bờ tát nước, bắt cá, cua, ốc để cải thiện bữa ăn. Do vậy chúng tôi cũng hay bắt được nhiều cá lia thia đem về nuôi trong lọ, có lúc bỏ chung vào một lọ để xem chúng đánh nhau. Từ lâu lắm rồi đến nay Hà Nội làm gì còn những cánh đồng, mương nước nhiều cá, cua, ốc… như ngày xưa. Nghĩ mà thấy lưu luyến quá Hà Nội ơi.
KSOR PHƯỚC 

Có thể bạn quan tâm