Chúng tôi đến nhà già Kpuih Tun- già làng làng O Grưng, xã Ia Ko (huyện Chư Sê, Gia Lai) khi già vừa đi rẫy về. Chẳng kịp lau mồ hôi, nắm chặt tay từng người, chào hỏi rồi già lấy chiếu trải trước hiên nhà mời khách ngồi.
Tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ rừng. Ảnh: Thùy Trang |
Vẫn là các văn bản pháp luật nhưng họ đã chắt lọc ra những nội dung chính, những điều cần thiết, sát với thực tế thường gặp và dịch ra hai thứ tiếng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục. Nhờ đó, bà con dễ tiếp thu, dễ nhớ, dễ thực hiện hơn. Hình thức tuyên truyền cũng rất đa dạng, phong phú, khi thì phối hợp với các đơn vị chủ rừng hoặc lồng ghép vào hoạt động của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội để tuyên truyền. Có khi tranh thủ sáng sớm hoặc ban đêm đến từng hộ gia đình tuyên truyền cá biệt, hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể... Nhưng hiệu quả nhất là hình thức thông qua già làng, trưởng thôn để tạo sự lan tỏa.
Phát huy kinh nghiệm đó, 4 tháng đầu năm nay cùng với tuyên truyền cá biệt, Hạt đã phối hợp với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Sê và UBND các xã có rừng tổ chức 4 đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các xã: Hbông, Ayun, Ia Ko, Kông Htol cho 562 lượt người của 14 làng; đồng thời hướng dẫn bà con kỹ thuật sử dụng lửa an toàn và tổ chức ký cam kết an toàn lửa rừng, quản lý bảo vệ rừng. Nhận thức của bà con ngày càng được nâng lên, trở thành tai mắt cho các cơ quan chức năng. Cả 3 vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn gần đây đã được phát hiện, dập tắt kịp thời, chưa gây thiệt hại lớn về rừng.
Song song với đó, Hạt đã phát hiện và xử lý 29 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tịch thu 99,805 m3 gỗ tròn và 18,393 m3 gỗ xẻ các loại, 1 xe ô tô, 1 rơ moóc máy cày mini, 1 máy cưa vòng đứng mini, 1 lưỡi cưa mâm, 1 mô tơ điện, 1 xe hon da; thu nộp ngân sách 108,830 triệu đồng.
Hình thức tuyên truyền sát với dân và tranh thủ vai trò của già làng, trưởng thôn là một kinh nghiệm hay, rất đáng để các đơn vị tham khảo.
Thùy Trang