Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Khoảnh khắc "mặt trời cười" khiến các nhà khoa học lo lắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới đây, một vệ tinh của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã chụp được hình ảnh khuôn mặt cười của mặt trời. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định "nụ cười này chưa chắc đã mang tới niềm vui".

Hình ảnh
Hình ảnh "mặt trời cười" mà NASA ghi lại được hôm 26/10. Ảnh: NASA.


Thông báo của NASA trên trang Twitter hôm 26/10 cho hay: "Hôm nay, đài quan sát động lực học mặt trời của NASA đã bắt gặp mặt trời đang mỉm cười. Thông qua các tia cực tím, những mảng tối hiện rõ trên bề mặt, được gọi lỗ vành nhật hoa, nơi gió mặt trời thổi ra ngoài không gian với tốc độ rất nhanh".

Vệ tinh quan sát động lực học mặt trời của NASA được phóng lần đầu tiên vào ngày 11/2/2010, có nhiệm vụ đo đạc số liệu của bầu khí quyển, từ trường và sản lượng năng lượng của mặt trời. Từ đó, các chuyên gia của NASA sẽ biết được cách mặt trời hoạt động và chi phối thời tiết trong không gian như thế nào.

Bức ảnh này của NASA đã thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận. Nhiều người so sánh hình ảnh mặt trời cười với một quả bí ngô Halloween hay một con sư tử.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cảnh báo rằng đây có thể là dấu hiệu của một cơn bão mặt trời sắp xuất hiện và ảnh hưởng tới trái đất vào ngày 29/10. Trang Spaceweather.com nhận định: "Khuôn mặt vui vẻ ấy có thể gây ra 3 trận bão mặt trời hướng về phía trái đất".

Được biết, bão mặt trời là tập hợp các vụ nổ chứa năng lượng từ trường được giải phóng từ bề mặt mặt trời, làm biến dạng từ trường của trái đất. Kết quả là những cơn bão này làm tăng ánh sáng cực quang ở cả hai bán cầu Bắc và Nam.

Theo KHÁNH LINH (cand)

Có thể bạn quan tâm