Sức khỏe

Y dược cổ truyền

Loại gia vị người Việt ưa dùng tác động lên nhiều bệnh nan y

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện vai trò tiềm tàng của việc bổ sung gừng - một loại gia vị rất được ưa chuộng trong ẩm thực Á Đông - trong việc kiểm soát các bệnh tự miễn.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí JCI Insight, do các nhà khoa học từ Cơ sở Y tế Trường Đại học Colorado ở Anschutz (CU Anschutz - Mỹ) thực hiện, xem xét việc bổ sung gừng lên tế bào bạch cầu trung tính.

Điều này có thể tác động lên sự hình thành bẫy ngoại bào bạch cầu trung tính (NETosis), là một yếu tố thúc đẩy tình trạng viêm và đông máu.

Gừng vẫn thường được dùng trong các món ăn Việt Nam như gia vị - Ảnh minh họa từ Internet
Gừng vẫn thường được dùng trong các món ăn Việt Nam như gia vị - Ảnh minh họa từ Internet

Các thử nghiệm ban đầu trên người khỏe mạnh cho thấy tiêu thụ sản phẩm từ củ gừng làm cho bạch cầu trung tính của học có khả năng kháng NETosis cao hơn.

Các cấu trúc NETosis cực nhỏ, như mạng nhện này có thể dẫn đến nhiều bệnh tự miễn như bệnh lupus, hội chứng kháng phospholipid và viêm khớp dạng thấp.

Đó đều là những căn bệnh nan y, có thể gây tử vong, khó điều trị và việc điều trị hầu như chỉ có thể giúp kiểm soát phần nào các đợt bùng phát lớn.

Phân tích sâu các cơ chế trong cơ thể khi tiêu thụ khoảng 20g gừng bổ sung hàng ngày cho thấy loại gia vị này đã thúc đẩy một chất hóa học mang tên cAMP trong tế bào bạch cầu trung tính. Chất này có thể ức chế NETosis để đáp ứng với các kích thích khác nhau liên quan đến bệnh.

"Nghiên cứu của chúng tôi, lần đầu tiên, cung cấp bằng chứng về cơ chế sinh học làm nền tảng cho đặc tính chống viêm rõ ràng ở người" - Medical Xpress dẫn lời PGS-TS-BS Jason Knight từ Khoa Thấp khớp của CU Anschutz, đồng tác giả cấp cao.

Tin vui lớn hơn là nghiên cứu này cho thấy chỉ với hành động đơn giản là ăn gừng, người mắc các bệnh tự miễn vẫn có thể được hưởng lợi. Đồng thời đây là nền tảng cho các nghiên cứu khác nhằm đưa ra phương thuốc bổ ung tự nhiên hiệu quả cho bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm