Phóng sự - Ký sự

Một người Việt đi xuyên Mông Cổ để sống cùng bộ lạc nguyên thủy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù mùa đông ở Mông Cổ rất khắc nghiệt vẫn có du khách người Việt vượt qua thách thức này để đến bìa rừng Taiga, gặp gỡ và khám phá văn hóa du mục của bộ lạc chăn tuần lộc cuối cùng. 

Gặp gỡ, khám phá đời sống văn hoá du mục của nhóm người này đã hấp dẫn một số du khách Việt Nam, điển hình trong số đó là anh Lê Viết Vinh đang sinh sống ở TPHCM. Người đàn ông này hiện có đam mê du lịch, khám phá những vùng đất mới để giúp vốn tri thức "giàu có" hơn.

Dưới cái lạnh có thể giảm còn -40 độ C, anh Vinh vẫn quyết định tới Mông Cổ, di chuyển hết 5 ngày 4 đêm cho hành trình đường bộ hơn 1.000 km từ thủ đô Ulaanbaatar - bìa rừng Taiga để tận mắt chứng kiến loài tuần lộc được chăm sóc như thời nguyên thủy.

Dưới cái lạnh có thể giảm còn -40 độ C, anh Vinh vẫn quyết định tới Mông Cổ, di chuyển hết 5 ngày 4 đêm cho hành trình đường bộ hơn 1.000 km từ thủ đô Ulaanbaatar - bìa rừng Taiga để tận mắt chứng kiến loài tuần lộc được chăm sóc như thời nguyên thủy.

Đến địa điểm này, du khách có thể sinh hoạt với người Tsaatan (hay còn gọi là Dukha theo ngôn ngữ của họ), ngủ trong những chiếc lều du mục đặc trưng, ngắm nghía và vui đùa với bầy tuần lộc của họ. Đặc biệt, Dukha được xem như là bộ lạc tuần lộc sống du mục nguyên thủy nhất còn sót lại trên thế giới.

Đến địa điểm này, du khách có thể sinh hoạt với người Tsaatan (hay còn gọi là Dukha theo ngôn ngữ của họ), ngủ trong những chiếc lều du mục đặc trưng, ngắm nghía và vui đùa với bầy tuần lộc của họ. Đặc biệt, Dukha được xem như là bộ lạc tuần lộc sống du mục nguyên thủy nhất còn sót lại trên thế giới.

Tuần lộc là loài vật thích sống ở những nơi mát lạnh. Vào mùa hè, bộ lạc Dukha sẽ đưa chúng vào tận rừng sâu, vùng cao hơn để kiếm ăn. Còn mùa đông, họ đưa tuần lộc ra bìa rừng, gần với thị trấn để dễ sống hơn.

Tuần lộc là loài vật thích sống ở những nơi mát lạnh. Vào mùa hè, bộ lạc Dukha sẽ đưa chúng vào tận rừng sâu, vùng cao hơn để kiếm ăn. Còn mùa đông, họ đưa tuần lộc ra bìa rừng, gần với thị trấn để dễ sống hơn.

Du khách du lịch Mông Cổ vào mùa đông có thể tiết kiệm thời gian hơn để tiếp cận với bộ lạc này. Nhiều con sông, mặt hồ đóng thành băng, xe ô tô địa hình có thể chạy thẳng vào tới nơi bộ lạc sinh sống. Trong khi mùa hè du khách phải cưỡi ngựa 9-10 tiếng mới tới nơi người Dukha dựng trại.

Du khách du lịch Mông Cổ vào mùa đông có thể tiết kiệm thời gian hơn để tiếp cận với bộ lạc này. Nhiều con sông, mặt hồ đóng thành băng, xe ô tô địa hình có thể chạy thẳng vào tới nơi bộ lạc sinh sống. Trong khi mùa hè du khách phải cưỡi ngựa 9-10 tiếng mới tới nơi người Dukha dựng trại.

Điểm gây hấp dẫn du khách nhất của tuần lộc nằm ở khả năng sinh tồn vượt trội nhưng lại rất thân thiện với loài người. Theo quan sát của anh Vinh, khi đi gặm cỏ trong rừng, chúng dùng chân để đào lớp tuyết lên, chỗ nào băng thành đá thì liếm cho tan để gặm đám cỏ ở dưới.

Điểm gây hấp dẫn du khách nhất của tuần lộc nằm ở khả năng sinh tồn vượt trội nhưng lại rất thân thiện với loài người. Theo quan sát của anh Vinh, khi đi gặm cỏ trong rừng, chúng dùng chân để đào lớp tuyết lên, chỗ nào băng thành đá thì liếm cho tan để gặm đám cỏ ở dưới.

Anh Vinh cũng hết sức bất ngờ về tốc độ khi thử cưỡi tuần lộc.

Anh Vinh cũng hết sức bất ngờ về tốc độ khi thử cưỡi tuần lộc.

Du khách Việt có cơ hội trải nghiệm xe kéo bởi chó trên mặt sông băng.

Du khách Việt có cơ hội trải nghiệm xe kéo bởi chó trên mặt sông băng.

Bầu trời đầy sao khi màn đêm buông xuống ở cao nguyên Mông Cổ.

Bầu trời đầy sao khi màn đêm buông xuống ở cao nguyên Mông Cổ.

Trải nghiệm tại dòng suối Jargant không bao giờ đóng băng dù nhiệt độ có thể ở mức -50 độ C. Ngoài ra, nước suối rất trong và mát, có vị ngọt thuần khiết.

Trải nghiệm tại dòng suối Jargant không bao giờ đóng băng dù nhiệt độ có thể ở mức -50 độ C. Ngoài ra, nước suối rất trong và mát, có vị ngọt thuần khiết.

Ngoài chuyến thăm bộ lạc chăn tuần lộc, vị khách Lê Viết Vinh còn có cơ hội khám phá đời sống văn hoá của người dân Mông Cổ. Anh rất say mê khi trải nghiệm âm thanh của đàn ngựa (mã đầu cầm) của các nghệ sĩ cổ truyền.

Ngoài chuyến thăm bộ lạc chăn tuần lộc, vị khách Lê Viết Vinh còn có cơ hội khám phá đời sống văn hoá của người dân Mông Cổ. Anh rất say mê khi trải nghiệm âm thanh của đàn ngựa (mã đầu cầm) của các nghệ sĩ cổ truyền.

Mông Cổ còn giữ nhiều nét văn hóa của dân du mục xưa. Dù bây giờ họ có ở nhà kiên cố hơn, nhưng trong khuôn viên đất vẫn còn căn lều Yurt. Đây là loại lều có dáng lều hình tròn, trần thấp và có không gian sinh hoạt rộng hơn. Bên trong luôn có bếp củi để giữ ấm và là nơi để cả gia đình ngồi sum vầy cùng nhau vào những ngày đông lạnh giá ở vùng miền bắc Mông Cổ.

Mông Cổ còn giữ nhiều nét văn hóa của dân du mục xưa. Dù bây giờ họ có ở nhà kiên cố hơn, nhưng trong khuôn viên đất vẫn còn căn lều Yurt. Đây là loại lều có dáng lều hình tròn, trần thấp và có không gian sinh hoạt rộng hơn. Bên trong luôn có bếp củi để giữ ấm và là nơi để cả gia đình ngồi sum vầy cùng nhau vào những ngày đông lạnh giá ở vùng miền bắc Mông Cổ.

Khám phá lịch sử và văn hoá Mông Cổ tại quần thể tượng Thành Cát Tư Hãn. Ông là một trong những nhà quân sự lỗi lạc và có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới, được người Mông Cổ kính trọng như vị lãnh đạo mang lại sự thống nhất cho quốc gia này.

Khám phá lịch sử và văn hoá Mông Cổ tại quần thể tượng Thành Cát Tư Hãn. Ông là một trong những nhà quân sự lỗi lạc và có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới, được người Mông Cổ kính trọng như vị lãnh đạo mang lại sự thống nhất cho quốc gia này.

Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm du lịch Mông Cổ, đất nước này có diện tích rất lớn. Vì vậy, việc di chuyển giữa các điểm tham quan thường cách xa nhau và đường vào các làng địa phương cũng không rõ ràng, người dân thường di chuyển theo thói quen, đúng với bản chất của du mục. Do đó, cách tốt nhất cho các du khách là đặt land tour (chuyến đi do người bản địa tổ chức) để được sắp xếp tài xế có kinh nghiệm hướng dẫn tham quan.

Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm du lịch Mông Cổ, đất nước này có diện tích rất lớn. Vì vậy, việc di chuyển giữa các điểm tham quan thường cách xa nhau và đường vào các làng địa phương cũng không rõ ràng, người dân thường di chuyển theo thói quen, đúng với bản chất của du mục. Do đó, cách tốt nhất cho các du khách là đặt land tour (chuyến đi do người bản địa tổ chức) để được sắp xếp tài xế có kinh nghiệm hướng dẫn tham quan.

Tháng 11/2023, Việt Nam và Mông Cổ cùng ký Hiệp định miễn thị thực đối với công dân Việt Nam. Do đó, người Việt Nam đi du lịch Mông Cổ không cần xin visa mà sẽ được cấp thị thực ngay tại cửa khẩu sân bay. Cho đến nay, Mông Cổ vẫn được du khách Việt Nam quan tâm bởi còn giữ nhiều nét sống văn hoá cổ xưa, đi kèm cảnh thiên nhiên hoang sơ.

Tháng 11/2023, Việt Nam và Mông Cổ cùng ký Hiệp định miễn thị thực đối với công dân Việt Nam. Do đó, người Việt Nam đi du lịch Mông Cổ không cần xin visa mà sẽ được cấp thị thực ngay tại cửa khẩu sân bay. Cho đến nay, Mông Cổ vẫn được du khách Việt Nam quan tâm bởi còn giữ nhiều nét sống văn hoá cổ xưa, đi kèm cảnh thiên nhiên hoang sơ.

Có thể bạn quan tâm