Tết Việt

Mứt gừng, linh hồn Tết Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cay nồng, lát gừng nhỏ và sẫm màu là đặc trưng của mứt gừng. Giữa muôn vàn loại mứt được bày bán, ngày Tết cổ truyền, chắc hẳn không thể thiếu mứt gừng, nhưng giữa vô vàn loại mứt gừng của 3 miền, mứt gừng vẫn là một thương hiệu đặc biệt, với hương vị không nơi nào sánh được.
 

 

Tôi đến làng Kim Long, nơi nổi tiếng về chế biến mứt gừng thủ công của xứ Huế. Chưa vào đến nơi, hương gừng tươi đã nồng nàn trong gió, cùng với chút se lạnh của những ngày cuối năm, nghe như Xuân đã về trước ngõ.

Theo những nghệ nhân làm mứt, gừng ở đây được mua từ vùng đất Tuần, nơi có đất đồi pha sỏi phía tây bắc thành phố Huế, ở ngã ba Tuần nơi hai nhánh tả và hữu của sông Hương gặp nhau, rất lý tưởng cho cây gừng. Củ gừng Tuần tuy nhỏ nhưng thơm, cay, ấm và chắc.

Vào tháng cuối 5, lúc gừng vừa độ, không quá non và quá già, được bà con thu hoạch để chế biến mứt.

Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ rồi thái mỏng bằng dao Thái (loại dao rất phổ biến ở Huế) rồi làm trắng bằng chanh và quất.

 

 

Để miếng mứt không bị vỡ nát, sau khi sấy lát gừng được luộc khoảng 5 phút, rồi trải qua quá trình rim với nước đường một cách thủ công nên miếng mứt khô giòn đúng độ. Mứt rim xong được đổ ra cái mâm để làm khô và sấy, khi chuyển sang màu vàng ruộm là đạt chất lượng.

Mứt gừng Kim Long nổi tiếng nhất xứ Huế, được xuất đi khắp nơi trong nước và nước ngoài. Đây là nghề truyền thống có từ mấy chục năm nay, hoàn toàn theo phương thức thủ công, không phẩm màu, không chất bảo quản.

Hà Phương (st)

Có thể bạn quan tâm