Khoa học - Công nghệ

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Ảnh: Mai Ka

Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Ảnh: Mai Ka

Theo nghiên cứu, tính dược liệu của thân và lá cây sâm trong thời kỳ 1-2 năm tuổi cao hơn so với rễ từ 7-11 lần. Hiện tại, Hàn Quốc đã sử dụng hệ thống thủy canh và khí canh trong nhà kín vào việc nuôi trồng sâm non công nghiệp với số lượng lớn. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu phát triển hệ thống trồng sâm công nghệ cao và thử nghiệm với các giống sâm ở Việt Nam. Do đó, nhóm nghiên cứu đã triển khai thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài được triển khai thực hiện trong 36 tháng với tổng kinh phí hơn 2,2 tỷ đồng.

THeo đó, đề tài đã xây dựng hệ thống khí canh trồng sâm non sử dụng công nghệ để quản lý các điều kiện trồng và thu thập dữ liệu bằng máy tính, smart phone. Nhà trồng sâm non được xây dựng trong phòng kín, có tường cách nhiệt hoặc panel cách nhiệt; lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống phun ẩm…

Trong quy trình trồng sâm non khí canh, nhóm nghiên cứu đã thí nghiệm về ảnh hưởng của loại ánh sáng, cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ pH, độ dẫn điện EC,...

Sau khi xây dựng mô hình với các điều kiện trồng tối ưu, nhóm nghiên cứu đã tổ chức hội thảo, tập huấn chuyển giao công nghệ cho cán bộ của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Gia Lai, các hộ dân, hợp tác xã,…

Tiến sĩ Ngô Việt Đức-Chủ nhiệm đề tài báo cáo quy trình thực hiện đề tài. Ảnh: Mai Ka

Tiến sĩ Ngô Việt Đức-Chủ nhiệm đề tài báo cáo quy trình thực hiện đề tài. Ảnh: Mai Ka

Đề tài đã xây dựng được quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai, tìm ra được điều kiện trồng tối ưu cho 2 giống sâm, sử dụng công nghệ để quản lý các điều kiện trồng và thu thập dữ liệu bằng smart phone.

Kết quả, đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai xếp loại đạt yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm