Sức khỏe

Y dược cổ truyền

Ngực bị biến dạng do đắp lá chữa ung thư vú

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bệnh nhân 47 tuổi (Phú Thọ) nhập viện Đa khoa Hùng Vương trong tình trạng suy kiệt cơ thể, khối u vú trái sưng nề, chảy dịch mủ vàng.
 

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)


Phát hiện ung thư vú từ năm 2016 tại Bệnh viện K Hà Nội, bệnh nhân không chữa trị mà về nhà và tự điều trị bằng cách uống thuốc nam, đắp lá vùng ngực trái. Tình trạng bệnh không thuyên giảm mà khối u ngày càng to lên. 2 tháng gần đây khối u bị vỡ, chảy mủ, có biểu hiện đau nhức. Ngày 5/12, bà được đưa đến bệnh viện điều trị.

Bác sĩ Tẩn A Pao, chuyên khoa Ung Bướu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, bệnh nhân bị viêm nhiễm toàn bộ vú trái, khối u bị vỡ lan rộng, chảy mủ, hoại tử nhiều phần, không thể cứu chữa. Ba1cs ĩ chỉ định phẫu thuật cắt phần vú bị hoại tử.

Theo bác sĩ, đây là trường hợp vô cùng đáng tiếc. Khi phát hiện ung thư vú ở giai đoạn đầu, nếu người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị ung thư tại bệnh viện thì cơ hội điều trị ổn định rất cao. Việc tự điều trị bằng thuốc nam, đắp lá vào khối u dẫn đến hậu quả điều trị chậm, ung thư phát triển đến giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn hoặc không thể điều trị.

Để phát hiện sớm ung thư vú, bác sĩ khuyến cáo khám, kiểm tra định kỳ tuyến vú kể cả với người trẻ. Hàng tháng có thể tự kiểm tra sau kỳ kinh bằng cách tự sờ nắn ngực. Nếu thấy bất thường như có hạch ở nách, vú thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Trường hợp trong gia đình có bố mẹ hay anh chị em bị ung thư đại trực tràng, buồng trứng, phổi... nên tầm soát ung thư vú định kỳ. Phụ nữ ở tuổi ngoài 50, nên tầm soát ung thư vú 6 tháng một lần.

Thúy Quỳnh
 

Có thể bạn quan tâm