Radar khỏe đẹp

Nhịn ăn gián đoạn, nhịn tinh bột đều hại nhiều hơn lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trào lưu nhịn ăn gián đoạn, nhịn tinh bột được nhiều người theo đuổi trong thời gian qua thực chất, theo các bác sĩ dinh dưỡng lại đem đến nhiều hệ lụy cho cơ thể hơn là những lời quảng cáo: giảm béo, thanh lọc, thải độc...

Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Hà (Viện Dinh dưỡng quốc gia) khẳng định: trên thế giới có một số chế độ ăn khác nhau, tùy theo mục tiêu của người ăn, tuy nhiên, khoa học về mặt dinh dưỡng vẫn khẳng định, mỗi con người đều phải cung cấp đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất hàng ngày, nghĩa là bình thường chúng ta phải ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, tùy theo chiều cao, cân nặng, lao động, thể lực... mà xác định khẩu phần ăn theo bữa nhiều hay ít.

Kiêng hoàn toàn tinh bột để giảm cân có thể gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe như: trầm cảm, tim mạch, rối loạn đường huyết...

Kiêng hoàn toàn tinh bột để giảm cân có thể gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe như: trầm cảm, tim mạch, rối loạn đường huyết...

Nếu bỏ bữa, không ăn, theo bác sĩ Hà, cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hóa ngược. Cụ thể, khi không ăn, cơ thể phải sử dụng các chất dự trữ trong cơ thể, chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể sử dụng. Hậu quả của rối loạn chuyển hóa ngược sẽ gây ra nhiều biến chứng như bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, cao huyết áp...

Bác sĩ Hà cũng khuyến cáo mọi người không nên tin theo những lời quảng cáo nhịn ăn gián đoạn để giảm cân cấp tốc. Thời gian giảm cân càng nhanh thì tác hại đem đến cho cơ thể càng lớn. Nguyên tắc chung được áp dụng là khẩu phần ăn của người thừa cân, béo phì phải giảm từ từ. Nếu giảm ăn đột ngột sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, giảm đường huyết. Việc điều chỉnh này kéo dài từ 1 đến 2 tháng, thậm chí tới 6 tháng để cơ thể thích nghi với việc giảm năng lượng, trở về ngưỡng bình thường. “Kéo dài nhịn ăn gián đoạn sẽ gây ra sốc về thể trạng và dinh dưỡng, nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng” – bác sĩ Hà nhấn mạnh.

Về trào lưu nhịn ăn tinh bột hiện nay, bác sĩ Hà lý giải: tinh bột (carbs) là chất dinh dưỡng cơ bản mà cơ thể mỗi người chuyển hóa thành glucose hoặc đường trong máu để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nếu cắt giảm toàn bộ tinh bột ra khỏi chế độ ăn cơ thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe.

Những bữa ăn không tinh bột kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Những bữa ăn không tinh bột kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đầu tiên, cắt tinh bột sẽ làm giảm hiệu suất làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và tinh thần. Theo đó, nguồn nhiên liệu ưa thích của cơ thể cung cấp hầu hết các hoạt động hàng ngày là carbohydrate. Não và các tế bào hồng cầu hầu như chỉ dựa vào carbohydrate để làm nhiên liệu. Cắt giảm tinh bột khỏi chế độ ăn có thể gây tình trạng mệt mỏi, đau đầu... làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, chế độ ăn không tinh bột sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Việc cắt giảm này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể phải loại bỏ khỏi chế độ ăn một số thực phẩm lành mạnh làm hạn chế lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ quan trọng đối với sức khỏe.

Ngoài ra, khi cắt giảm toàn bộ tinh bột có thể bị cúm Keto. Việc cắt giảm tinh bột nhất là trong chế độ Ketosis có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt và đau đầu, khiến cảm thấy giống các triệu chứng của cúm.

Khi cắt hoàn toàn tinh bột cơ thể cũng đối diện tình trạng sương mù não. Khi ấy mỗi người sẽ cảm thấy hay quên, thiếu tập trung khi lúc này cơ thể đang cố gắng duy trì mức đường huyết bình thường.

Khoa học về mặt dinh dưỡng khẳng định, mỗi con người đều phải cung cấp đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất hàng ngày.









Khoa học về mặt dinh dưỡng khẳng định, mỗi con người đều phải cung cấp đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất hàng ngày.

Một hệ lụy khác khi cắt giảm toàn bộ tinh bột là cơ thể bị giảm lượng đường huyết. Chế độ ăn kiêng siêu ít carb sẽ làm giảm lượng đường trong máu. Mặc dù điều này có thể hữu ích nếu đó là người bệnh tiểu đường. Nhưng trong quá trình Ketosis có thể dẫn đến hạ đường huyết. Các dấu hiệu hạ đường huyết bao gồm run, chóng mặt, đói, yếu ớt.

Đặc biệt, một hiểu lầm của nhiều người là giảm tinh bột sẽ giảm cân nhanh nhưng sự thật là việc giảm ở đây chủ yếu là giảm lượng nước của cơ thể.

Nghiêm trọng hơn, việc cắt giảm toàn bộ tinh bột có thể làm trầm trọng các vấn đề bệnh thận. Cụ thể, quá trình Ketosis có thể làm tăng nồng độ axit uric, dẫn đến sỏi thận hoặc bệnh gút.

Trả lời câu hỏi, vậy nên áp dụng chế độ ăn như thế nào để giảm cân an toàn, bác sĩ Hà khuyến cáo: Mọi người nên giảm từ từ, mỗi ngày một chút chứ không nên giảm đột ngột để cơ thể có thời gian thích nghi. Nếu có thể hãy duy trì chế độ chỉ ăn no bảy phần, đây là cách lý tưởng để giảm cân mà không ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể. Ngoài ra, hãy giảm lượng đường, chất béo trong khẩu phần hàng ngày, tăng cường rau xanh, ngũ cốc nguyên cám và nhóm thực phẩm giàu omega 3 như cá.

Duy trì chế độ vận động 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và giữ phom dáng.

Duy trì chế độ vận động 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và giữ phom dáng.

Điều quan trọng nữa là bạn phải duy trì một chế độ vận động ổn định, tốt nhất là 30 phút mỗi ngày để vừa duy trì sức khỏe, vừa giữ phom dáng gọn gàng.

Có thể bạn quan tâm