Những điều bất ngờ về quốc gia giàu nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qatar là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, ít thảm họa tự nhiên nhất và thải ra nhiều khí CO2 nhất thế giới.
 

 

Quốc gia giàu nhất thế giới: Thu nhập bình quân đầu người của Qatar là 127.600 USD, cao nhất thế giới. Quốc gia nhỏ bé này có trữ lượng dầu lửa và khí gas tự nhiên lớn thứ ba thế giới.
 

 

Khủng hoảng ngoại giao: Nhiều quốc gia Vùng Vịnh đã cắt quan hệ ngoại giao với Qatar sau khi cáo buộc quốc gia này tài trợ và ủng hộ khủng bố quốc tế. Hãng hàng không của Qatar đã bị cấm bay tới Saudi Arabia, UAE, Ai Cập và Bahrain, đồng thời còn không được phép vào không phận của các quốc gia này, khiến nhiều tuyến bay phải thay đổi.
 

 

Lượng CO2 bình quân đầu người cao nhất thế giới: Con số này ở Qatar là 35,73 tấn mỗi năm, đó là hậu quả của ngành công nghiệp dầu mỏ và việc duy trì các thành phố nhộn nhịp bên rìa sa mạc.
 

 

Nơi ít thảm họa tự nhiên nhất: Qatar là quốc gia ít phải hứng chịu thảm họa tự nhiên nhất thế giới. Trái lại, nơi thường phải đối mặt với cơn giận của thiên nhiên là Vanuatu, Tonga và Philippines.
 

 

Nằm ở độ cao rất thấp so với mực nước biển: Độ cao trung bình của quốc gia này chỉ là 28 m so với mực nước biển, thấp thứ hai thế giới, chỉ sau Maldives.
 

 

Rừng cao ốc ở thủ đô: Doha, thủ đô của Qatar, gây ấn tượng mạnh với du khách nhờ những tòa cao ốc chọc trời mọc lên giữa sa mạc. Trong đó, Aspire là tháp cao nhất, với đài quan sát ở tầng 62, cho du khách ngắm toàn cảnh thành phố.
 

 

Vấn đề về cân nặng: Qatar là một trong 20 quốc gia có nhiều người béo phì nhất thế giới, thậm chí còn xếp trên cả Mỹ.
 

 

Nam giới nhiều hơn hẳn nữ giới: Ở Qatar, tỉ lệ nam nữ là 2:1, do nơi này được xây dựng chủ yếu bằng nguồn lao động là dân nhập cư, trong đó chủ yếu là thanh niên và nam giới.
 

 

Không có rừng: Qatar là một trong số bốn quốc gia trên thế giới không có rừng (ba nước còn lại là San Marino, Greenland và Oman). Phần lớn diện tích của quốc gia này là sa mạc và hoang mạc, với một số quần thể đước được xem là gần giống hệ sinh thái rừng nhất.

Hoàng Linh/zing

Có thể bạn quan tâm