Thời sự - Bình luận

Niềm tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Niềm tin là thứ vô hình nhưng khiến người ta tin nhau và xác lập các quan hệ khác. Nhiều khi nó còn mạnh hơn văn bản, quy tắc.

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, tin tức được chia sẻ tới mọi người một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn. Tuy nhiên, trên không ít tờ báo “lá cải” hay mạng xã hội thường xuất hiện thông tin giật gân, câu like, câu view khiến người đọc ngày càng cảnh giác và cẩn thận hơn. Từ đó nảy sinh việc nghi ngờ và dần dần dẫn tới chuyện mất niềm tin.

Trên không ít tờ báo “lá cải” hay mạng xã hội thường xuất hiện thông tin giật gân, câu like, câu view khiến người đọc ngày càng cảnh giác và cẩn thận hơn, từ đó mất niềm tin (ảnh minh họa, nguồn daidoanket.vn)

Trên không ít tờ báo “lá cải” hay mạng xã hội thường xuất hiện thông tin giật gân, câu like, câu view khiến người đọc ngày càng cảnh giác và cẩn thận hơn, từ đó mất niềm tin (ảnh minh họa, nguồn daidoanket.vn)

Niềm tin là thứ vô hình nhưng khiến người ta tin nhau và xác lập các quan hệ khác. Nhiều khi nó còn mạnh hơn văn bản, quy tắc. Vậy nên người ta thường nói: Mất niềm tin là mất tất cả. Niềm tin đi liền với lời hứa, uy tín, danh dự.

Người Nhật vốn nổi tiếng với sự uy tín và khiêm nhường. Chính vì vậy, nhiều người chưa từng đặt chân đến đất nước mặt trời mọc nhưng sẵn sàng mua hàng của họ với giá cao. Vì chúng ta tin sản phẩm được làm ra từ những người có uy tín sẽ là những sản phẩm tốt. Chính sức mạnh của văn hóa đã quyết định hành vi tiêu dùng. Góp phần vào sự phát triển thần kỳ về kinh tế của nước Nhật là bàn tay vô hình của văn hóa, cái mà chúng ta được đọc, được nghe hàng ngày. Chúng ta nghe, thấy, tin và mua sản phẩm của họ.

Tôi vẫn tự hỏi: Cuộc sống của chúng ta sao lại thiếu niềm tin? Thức dậy, cầm điện thoại lướt web là đã thấy không ít tin tức liên quan đến cảnh báo lừa đảo, gia đình mâu thuẫn vì tranh giành quyền lợi.

Một người bạn của tôi kể rằng: Từ lâu, bạn không còn dám cho ai mượn tiền. Bạn sợ việc cho mượn tiền nếu không khéo dễ dẫn đến sứt mẻ tình cảm. Nhưng có những mối quan hệ mà muốn từ chối cũng khó. Như lần gần đây nhất, khi một người quen hỏi mượn tiền, bạn đã rất đắn đo. Tuy nhiên, sau khi nghe về hoàn cảnh khó khăn của người quen, bạn tôi liền mủi lòng đồng ý cho mượn. Đến hẹn trả nợ mà người ấy cứ thất hứa và khất lần khiến bạn tôi mất hết niềm tin. Không còn cách nào khác, bạn đành “dọa” sẽ làm đơn gửi tới cơ quan người ấy đồng thời sẽ mời luật sư vào cuộc.

Trong cuộc sống hàng ngày, mất tiền chỉ là chuyện nhỏ, điều đáng tiếc nhất là mất niềm tin. Tôi cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh như bạn. Vì vậy, tôi cũng nghi ngờ và đắn đo mỗi khi có người hỏi mượn tiền. Bởi khi mình luôn cố gắng giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn thì họ lại phản bội lại niềm tin của mình.

Dẫu biết cuộc sống ai mà chẳng có lúc gặp phải những khó khăn, bất trắc nhưng làm gì cũng cần có trách nhiệm và cần tạo dựng niềm tin. Trong thời đại ngày nay, khi mà mọi tin tức đều có thể được lan truyền với tốc độ chóng mặt thì việc xây dựng được niềm tin là điều rất cần thiết.

Mỗi người, mỗi gia đình là tế bào của xã hội. Xã hội này có gầy dựng được niềm tin hay không phụ thuộc vào cách ứng xử của mỗi chúng ta.

Có thể bạn quan tâm