Phóng sự - Ký sự

Nông dân Mang Yang thu nhập ổn định nhờ chăn nuôi dê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) chọn nghề nuôi dê để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình này đang phát triển mạnh và bước đầu đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ. 

 
Mô chăn nuôi dê nhốt chuồng ở huyện Mang Yang cho hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Đình Hải (ở giữa)-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mang Yang tham quan mô hình chăn nuôi dê của hội viên.

Ông Nguyễn Đình Hải-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mang Yang-cho biết: Dê là vật nuôi dễ nuôi, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, vốn đầu tư thấp, thị trường tiêu thụ ổn định, nhanh cho thu nhập. Nhìn chung, đây là mô hình rất phù hợp với gia đình ít đất sản xuất, đặc biệt là hộ nghèo.

Để nghề chăn nuôi dê phát triển, giúp người dân cải thiện đời sống, Hội Nông dân huyện sẽ quan tâm mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng trại, chăm sóc, phòng bệnh cho đàn dê. Đồng thời, Hội tiếp tục phát triển nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân và tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để mua con giống, tiến tới phát triển nghề chăn nuôi dê theo hướng hàng hóa.

Các giống dê được người dân nuôi chủ yếu là dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Boer.
Các giống dê được người dân nuôi chủ yếu là dê cỏ, dê Bách Thảo, dê Boer.
Mô hình nuôi dê nhốt chuồng của hộ gia đình anh Trần Đình Tám ở thôn Mỹ Yang, xã Đak Yá, huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai cho thu nhập ổn định.
Gia đình anh Trần Đình Tám (thôn Mỹ Yang, xã Đak Yă) nuôi dê theo hình thức nhốt chuồng.
Anh Tám cho biết thêm: “Năm 2020 gia đình tôi suất chuồng 100 con dê, bình quân 1con được 30kg với giá thịt ổn định từ 130 đến 140 ngàn/kg, đã thu về cho gia đình gần 300 triệu đồng”.
Anh Tám cho biết: “Năm 2020, gia đình tôi xuất chuồng 100 con dê, bình quân mỗi con nặng 30 kg. Với giá bán  ổn định từ 130 ngàn đồng đến 140 ngàn đồng/kg, gia đình tôi thu về hơn 300 triệu đồng”.
Anh Phạm Ngọc Toán ở thị trấn Kon Dõng, huyện Mang Yang cho biết: “Dê là loài động vật ăn tạp, dễ ăn và thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau, khẩu phần thức ăn đa dạng và thay đổi để dê có đầy đủ dinh dưỡng và phát triển tốt. Ngoài ra, anh còn trồng 1 sào cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho dê vào mùa khô, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng”.
Gia đình ông Phạm Ngọc Toán (tổ 2, thị trấn Kon Dơng) cũng đầu tư chăn nuôi dê để phát triển kinh tế. Ông Toán cho hay: “Dê là loài động vật ăn tạp. Vì vậy, người nuôi có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau cho dê. Tuy nhiên, khẩu phần thức ăn cần đa dạng và thay đổi để dê có đầy đủ dinh dưỡng và phát triển tốt. Gia đình tôi trồng 1 sào cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho dê vào mùa khô".
Cũng là hội viên hội nông dân ở tổ 3 thị trấn Kon Dỡng, huyện Mang Yang, anh Phạm Ngọc Toán cho biết: “Trước tình trạng hồ tiêu chết hàng loạt, tháng 2-2020, tôi chưa có kinh nghiệm chăn nuôi dê nên chỉ mua 10 con dê mẹ và 1 con dê đực về nuôi. Đến nay, đàn dê của gia đình tôi đã phát triển lên trên 22 con. Không những thu lại vốn, gia đình tôi còn lãi 60-70 triệu đồng/năm từ chăn nuôi dê”.
Cũng đầu tư nuôi dê nhốt chuồng, ông Phạm Văn Khải (tổ 3, thị trấn Kon Dơng) cho biết: “Trước tình trạng hồ tiêu chết hàng loạt, tháng 2-2020, tôi mua 10 con dê cái và 1 con dê đực về nuôi. Đến nay, đàn dê của gia đình tôi đã phát triển lên trên 22 con. Không những thu lại vốn, gia đình tôi còn lãi hơn 60 triệu đồng từ chăn nuôi dê”.
Để dê khỏe mạnh và phát triển tốt thì người nông dân thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, phải thoáng mát, sạch sẽ để tránh cho dê bị bệnh.
Để dê khỏe mạnh và phát triển tốt, ông Khải thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại.
Anh Hoàng Bá Tuấn(bên phải)-Chủ tịch UBND thị trấn Kon Dõng, cho biết: “Nuôi dê nhốt chuồng tương đối dễ, vốn đầu tư thấp, nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương lại dồi dào. Mỗi năm, dê đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con. Vì vậy, có rất nhiều hộ đầu tư chăn nuôi dê. Hiện nay, ở thị trấn có khoảng 30 hộ chăn nuôi dê, ước tính tổng đàn trên 800 con. Mô hình nuôi dê phù hợp với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, ít vốn đầu tư và tận dụng công nhàn rỗi”.
Anh Hoàng Bá Tuấn (bên phải)-Chủ tịch UBND thị trấn Kon Dơng-cho biết: "Hiện nay, ở thị trấn có khoảng 30 hộ chăn nuôi dê với tổng đàn trên 800 con. Mô hình nuôi dê phù hợp với những hộ ít vốn đầu tư và tận dụng công nhàn rỗi”.


ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm