Theo đó, tỉnh phấn đấu trong năm 2023, tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thủy sản xếp loại A, B tăng 10% so với năm 2022; tỷ lệ cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng 10% so với năm 2022; tỷ lệ mẫu thực phẩm nông-lâm-thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10% so với năm 2022; tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu tăng 10% so với năm 2022; diện tích trồng trọt, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn tăng 10% so với năm 2022; tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông-lâm-thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương) tăng 10% so với năm 2022.
Bên cạnh đó, phấn đấu 100% văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm (có hiệu lực) được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh; 100% địa phương kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông-lâm sản và thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp; tổ chức 1-2 lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông-lâm-thủy sản các cấp.