Văn hóa

Cổ học tinh hoa

Phát hiện hóa thạch thủy tổ của loài người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hóa thạch của loài sinh vật Ikaria wariootia từng tồn tại cách đây 555 triệu năm, được cho là tổ tiên của phần lớn sinh vật ngày nay và cả con người.

 

Hình vẽ mô phỏng sinh vật Ikaria wariootia từng sống dưới đáy biển Reuters



Mới đây, Reuters đưa tin các nhà khoa học vừa công bố phát hiện hóa thạch của loài sinh vật được đặt tên là Ikaria wariootia từng tồn tại cách đây 555 triệu năm, được cho là tổ tiên của phần lớn sinh vật ngày nay và cả con người.

Sinh vật này có bề ngoài nhìn giống giun với kích thước nhỏ hơn hạt gạo từng sống dưới đáy biển và tìm kiếm thức ăn là các chất hữu cơ.


Theo chuyên gia cổ sinh vật học Scott Evans tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia thuộc Viện Smithsonian ở Washington (Mỹ) dẫn đầu nhóm nghiên cứu, Ikaria wariootia là thủy tổ của nhóm động vật đối xứng hai bên (bilateria). Kỷ Ediacara kéo dài từ khoảng 635 tới 542 triệu năm trước và là giai đoạn tiến hóa then chốt, mở đường cho sự tiến hóa của các động vật đối xứng hai bên sau này như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, động vật hữu nhũ, sao biển, nhuyễn thể và côn trùng.

Các sinh vật thuộc nhóm không đối xứng gồm san hô, bọt biển, hải quỳ và sứa. Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện mới cho thấy giai đoạn khởi đầu khá khiêm tốn của quá trình tiến hóa của động vật và cả con người, và được xem là một trong những phát hiện lớn nhất về sinh vật nguyên thủy.

 

Theo Phước Đạt (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm