Tết Việt

Phong tục xuất hành và hái lộc của người Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xuất hành và hái lộc trong ngày đầu năm mới sẽ giúp cả năm bạn luôn gặp may mắn.

Sau khi làm những việc này xong bạn mới thực hiện đến các việc khác như đi trực cơ quan, đi thăm bà con họ hàng hai bên nội ngoại… Thăm họ hàng trong ngày Tết giúp gắn kết tình cảm gia đình hơn.

Lời chúc Tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công… Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn khỏi” hay “của đi thay người” nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

1. Xuất hành

“Xuất hành” là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm những điều may mắn cho mình và cả gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần… Theo quan niệm của người xưa, giờ lúc ra đi phải được giờ Hoàng đạo, nếu hợp với tuổi của người xuất hành thì càng tốt, không được kỵ, không được khắc. Nếu chẳng may kỵ hay khắc, có thể còn gặp xui. Do vậy chọn giờ xuất hành đẹp là điều vô cùng quan trọng.
 


2. Hái lộc

Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục “hái lộc”.

"Hái lộc đầu xuân" là việc không thể thiếu trong phong tục của người Việt. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Rủ nhau đến chùa, miếu… xin lộc ngay sau thời khắc giao thừa là một truyền thống đẹp của người Việt.

Có thể bạn quan tâm