Bà TRẦN NGỌC CHI: Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với rất nhiều điều kiện thuận lợi, phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Gia Lai nói riêng đã và đang đứng trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng tiêu cực của thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Do vậy, việc gìn giữ, phát huy những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam gặp không ít khó khăn, thách thức. Một số phẩm chất truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam có phần bị mai một, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam và đạo đức nhân phẩm của người phụ nữ. Theo thống kê của Sở Y tế, mỗi năm có từ trên 50 đến gần 100 bà mẹ trẻ là vị thành niên sinh con tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong đó có nhiều ca thuộc dạng tảo hôn còn không ít một số trường hợp sinh con ngoài giá thú. Còn theo thống kê của Tòa án tỉnh cho thấy, số lượng án ly hôn mỗi năm một tăng cao.
(GLO)- L.T.S: Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12-3-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010-2015 như một làn gió mới, kích thích phong trào hành động của các cấp hội. Nhân kỷ niệm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10), Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về nội dung này.
- Theo bà, mặt trái của cơ chế thị trường tác động như thế nào đến phẩm chất, đạo đức của phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Gia Lai nói riêng?
Thực tế cho thấy, vẫn còn một bộ phận phụ nữ không tự tin trong cuộc sống, thiếu niềm tin vào bản thân, thiếu lý tưởng… Trong cơ chế thị trường, những chuẩn mực phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ trong tỉnh nói riêng đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Các xu hướng biến đổi phẩm chất đạo đức trên đòi hỏi cần có sự định hướng tiêu chí người phụ nữ Việt Nam phù hợp với yêu cầu phát triển của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Năm 2010, đề án tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010-2015 của Thủ tướng Chính phủ chính thức được thực hiện tại tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Tại Gia Lai, sau 2 năm thực hiện đề án này đã đạt được những kết quả như thế nào, thưa bà?
Bà TRẦN NGỌC CHI: Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo đề án, ban hành Quy chế hoạt động và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tiểu đề án 1 theo từng năm và kế hoạch giai đoạn 2011-2015, trong đó, chọn 2 đơn vị xã Ia Hrú (huyện Chư Pưh), phường An Bình (thị xã An Khê) làm điểm thực hiện Tiểu đề án với tổng kinh phí 5 năm trên 221 triệu đồng. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hoạt động chỉ đạo các huyện, thị, thành hội tham mưu cho UBND cùng cấp thành lập ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án từ năm 2012. Đến nay đã có 17/17 huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện; 11 huyện được duyệt kinh phí hoạt động.
Trong 2 năm qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh mở 30 lớp tập huấn cho 2.359 chị là cán bộ, hội viên về những phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; mở 23 lớp tập huấn lồng ghép với các lớp nghiệp vụ công tác Hội hàng năm cho 1.324 chị. Mô hình tuyên truyền giáo dục, vận động phụ nữ rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ của Đề án 343 được hình thành bám sát đối tượng, nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương. Đến nay, các cấp Hội thành lập 19 câu lạc bộ “Phụ nữ tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu” với 561 thành viên, trong đó có 1 câu lạc bộ do chi đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thành lập. Ngoài ra, các cấp Hội đã củng cố các loại hình câu lạc bộ và lồng ghép tuyên truyền 4 phẩm chất đạo đức “tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu”. Qua sinh hoạt câu lạc bộ đã chuyển tải nội dung về phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến chị em hội viên phụ nữ góp phần làm cho nội dung tuyên truyền giáo dục đi vào chiều sâu và trở thành hoạt động thường xuyên ở cơ sở. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội; phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” được triển khai rộng khắp trong các cấp Hội phụ nữ…
- Để tiếp tục xây dựng người phụ nữ Gia Lai với các tiêu chí tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu, theo bà đâu là những nội dung mà các cấp hội phụ nữ trong tỉnh cần thực hiện trong thời gian tới?
Bà TRẦN NGỌC CHI: Trước hết, chị em cần tạo cho mình một niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống, có tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên, dám nghĩ, dám làm; tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Mặt khác, cần biết cách tổ chức tốt cuộc sống gia đình để tự tạo điều kiện tham gia hoạt động xã hội cho bản thân và các thành viên khác; tự bồi dưỡng cho mình kiến thức văn hóa, kỹ năng sống bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng nuôi dạy con cái và chăm sóc gia đình, sống có nghĩa có tình, thủy chung, son sắt; quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng; khắc phục tư tưởng ích kỷ, hẹp hòi, níu kéo, đố kỵ với người khác; luôn sống trung thực, thẳng thắn, không làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức
Các cấp hội cần tranh thủ các nguồn lực thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ của tỉnh và từng địa phương; xây dựng tài liệu tập huấn và tài liệu truyền thông về việc phát huy giá trị những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam để xây dựng người phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhiều hình thức phong phú. Mặt khác, cần xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tổ chức giao lưu, gặp mặt, biểu dương gương điển hình tiên tiến; qua đó phát huy được sức mạnh của những nhân tố tích cực trên mỗi con người và mỗi tập thể, làm lành mạnh hóa xã hội. Cuối cùng, đối với xã hội, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể là một trong những biện pháp quản lý, giáo dục đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong tầng lớp phụ nữ. Theo đó, tập trung nâng cao chất lượng đời sống về kinh tế-xã hội, giải quyết các vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm, giải quyết các ảnh hưởng đối với lao động không có tay nghề mà số đông là nữ; kiên quyết đấu tranh phòng-chống tệ nạn xã hội. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho phụ nữ; thường xuyên cung cấp thông tin tuyên truyền giáo dục rèn luyện 4 phẩm chất “tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu” thông qua họp tổ dân phố, sinh hoạt câu lạc bộ… của phường, xã, nơi cư trú; nắm bắt tình hình suy thoái đạo đức của phụ nữ để có hướng giáo dục.
- Xin cảm ơn bà!
Thái Bình (Thực hiện)